Tivi không dò được kênh phải làm sao?

0
215

Sửa lỗi tivi không dò được kênh, tivi bị mất kênh

Bài viết được copy từ nguồn:https://www.dienmayxanh.com/

Dò kênh là một trong những thao tác cơ bản cần thực hiện ngay khi bạn mua tivi về. Tuy vậy, nhiều trường hợp người dùng không thể dò được kênh. Cùng Điện máy XANH tìm cách khắc phục lỗi này nhé.

1Đảm bảo rằng bạn đã chọn đúng nguồn vào cho tivi

Các dòng tivi hiện đại hiện nay không chỉ gói gọn trong vài kênh tivi sẵn có, mà còn cho phép người dùng kết nối với nhiều thiết bị khác từ USBmáy tính, đầu đĩa…

Do đó, tivi sẽ chỉ bật chế độ dò kênh trong menu cài đặt nếu bạn đã chọn đúng nguồn vào đó là kênh tivi.

Để chọn, cần nhấn nút SOURCE, INPUT hoặc nút có hình mũi tên và vòng tròn, mũi tên và ô vuông… (tuỳ mỗi hãng tivi), sau đó chọn một nguồn vào phù hợp.

Chọn nguồn vào tivi

Thông thường, ở bước này, bạn sẽ chọn TV. Hoặc một số tivi khác thì có thể chọn là DVB-T2, ATV, DTV...

Chọn nguồn vào là tivi

Để đảm bảo dò được đầy đủ kênh, bạn nên lần lượt dò ở từng chế độ kênh. Cụ thể, bạn hãy vừa chọn dò kênh Analoge vừa chọn dò kênh Digital, vừa dò kênh bằng ATV vừa dò bằng DVB-T2, DVB-C… Nếu nhà bạn đang dùng truyền hình cáp, thì chọn dò bằng Cáp.

Chọn nguồn vào cho tivi

2Mua đầu kỹ thuật số hoặc mua tivi có DVB-T2

Hện nay Nhà nước đang tiến hành phủ sóng DVB-T2, thay các kênh analoge thông thường thành kênh kỹ thuật số. Do đó, một số tỉnh thành hiện nay đã tắt kênh và trong tương lai thì toàn bộ các tỉnh sẽ cắt hết để chuyển sang kênh DVB-T2.

Nếu gia đình bạn nằm ở khu vực đã ngắt kênh, tivi của bạn là tivi không có DVB-T2, đồng thời không sử dụng bất kì một dịch vụ truyền hình trả phí nào (truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số, truyền hình internet)… thì sẽ không dò kênh được nữa.

Lúc này, bạn muốn dò được kênh thì phải mua thêm đầu thu kỹ thuật số hoặc mua tivi mới có DVB-T2.

Chọn mua tivi có DVB-T2

3Số kênh dò được còn phụ thuộc vào vị trí địa lý và chất lượng ăng-ten nhà bạn

Nếu gia đình bạn nằm ở vùng nông thôn phủ sóng chưa tốt, hoặc dùng loại ăng-ten đã cũ, ăng-ten không đảm bảo chất lượng… thì số kênh thu được sẽ không nhiều, nhất là kênh DVB-T2.

Do đó, bạn cần đảm bảo trang bị một chiếc ăng-ten tốt và chọn tần số, hướng xoay phù hợp, thay đổi hướng ăng-ten nhiều lần để thu được nhiều kênh hơn.

Số kênh dò được còn phụ thuộc vào vị trí địa lý và chất lượng ăng-ten nhà bạn

4Dò kênh thủ công

Chế độ dò kênh trên tất cả tivi hiện nay, đều có 2 chế độ dò kênh: dò kênh tự động và dò kênh thủ công. Thông thường người dùng sẽ chọn dò kênh tự động.

Tuy nhiên một số trường hợp do sóng yếu, dò kênh tự động sẽ ra rất ít kênh. Lúc này bạn hãy thử chuyển qua chế độ dò kênh thủ công (dò bằng tay) để không bỏ xót kênh nhé.

Dò kênh bằng tay

5Khôi phục cài đặt gốc, thiết lập lại tivi và thử dò lại kênh

Một trong những cách đơn giản có thể giúp bạn khắc phục lỗi phát sinh trên tivi, trong đó có lỗi mất kênh đó là khôi phục cài đặt gốc và thiết lập lại (reset) tivi.

Do đó nếu bạn đã làm hết 4 cách trên mà tivi vẫn mất kênh, hãy reset và dò kênh lại từ đầu (bao gồm cả dò tự động và dò bằng tay). Nếu vẫn không được, có lẽ bạn nên liên hệ trung tâm bảo hành hãng để được tư vấn sửa chữa.



Khôi phục cài đặt gốc, thiết lập lại tivi và thử dò lại kênh

Lắp ăng-ten thế nào để bắt được nhiều kênh DVB-T2 nhất?

Chuẩn truyền hình DVB-T2 trên tivi ngày càng xuất hiện nhiều kênh truyền hình hấp dẫn với nhiều nội dung phong phú và chất lượng được cải thiện rất nhiều. Trong bài viết kì này, Điện máy XANH sẽ hướng dẫn bạn cách lắp ăng-ten như thế nào để thu được nhiều kênh DVB-T2 nhất nhé.

Lắp đặt ăng-ten

1Xác định vị trí đặt ăng-ten phù hợp

– Tín hiệu kỹ thuật số trên mặt đất DVB-T2 được truyền theo đường thẳng, và do độ cong của bề mặt Trái đất có dạng hình cầu nên việc thu sóng với khoảng cách trên 100 km dễ gặp khó khăn.

– Đối với các tình huống có nhiều vật cản như đồi núi, các tòa nhà cao tầng, thì khả năng thu sóng sẽ còn thấp hơn đáng kể. Chính vì vậy, để có thể thu được sóng DVB-T2 một cách tối ưu nhất thì việc đầu tiên là chúng ta phải xác định được vị trí trạm phát DVB-T2.

– Sau khi xác định được vị trí của trạm phát DVB-T2, ta có thể dùng bản đồ, hoặc Google map để xác định hướng ăng-ten thu sóng và khoảng cách từ ăng-ten đến trạm phát.

Xem thêm: Cách tra cứu tần số và hướng xoay ăng-ten bắt kênh DVB-T2?

Yếu tố quan trọng nhất để thu sóng DVB-T2 đó là khoảng cách và hướng từ ăng-ten. Các yếu tố khác bao gồm: công suất phát, chiều cao ăng-ten và các vật cản giữa ăng-ten phát và ăng-ten thu.

Xem thêm bản đồ phủ sóng truyền hình số: VTVVTCAVGSDTV (công ty truyền hình kỹ thuật số miền Nam), RTB (Công ty CP Truyền dẫn phát sóng truyền hình đồng bằng Sông Hồng).

Xác định đúng hướng thu sóng của ăng-ten

Xác định đúng hướng thu sóng của ăng-ten

– Nếu nơi bạn đang sống là ở gần đài phát (cách khoảng vài km) và có ít vật cản trở sóng, thì bạn chỉ cần đặt ăng-ten DVB-T2 trong nhà là vẫn có thể thu tốt sóng DVB-T2 được. Nhưng khi ở xa hơn, và có nhiều vật cản hơn thì bạn phải lựa chọn và lắp đặt ăng-ten ở vị trí cao và thoáng hơn mới thu được sóng DVB-T2.

– Ngay trong một khu vực nhất định thì việc thu tín hiệu giữa các tòa nhà cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào chất lượng của ăng-ten. Do đó, tốt nhất là nên mua ăng-ten từ một nhà cung cấp uy tín để có thể đổi, trả lại khi cần thay đổi.

Hiện tại, có những nhà cung cấp ăng-ten DVB-T2 uy tín như Truyền Hình An Viên, HT-TV, BAS,… với thiết kế nhỏ gọn (bằng cuốn tập học sinh). Ngoài ra, còn một số ăng-ten đặt trong nhà khác nhưng giá khá đắt khoảng 300.000 nghìn/ăng-ten.

2Chọn Ăng-ten trong nhà hay ăng-ten ngoài trời?

– Ăng-ten trong nhà có thiết kế nhỏ, gọn để đặt ở gần hoặc phía bên tivi của bạn. Điều này mang lại tính thẩm mỹ cao, nhưng chỉ thực hiện được với những hộ gia đình tại chung cư cao tầng, gần trạm phát. Và ngược lại, ăng-ten trong nhà sẽ thu sóng kém nếu bạn sống ở khu vực xa trạm phát, phía tầng trệt hoặc bị nhiều vật cản, các tòa nhà che chắn.

Sử dụng ăng-ten trong nhà để thu tín hiệu

Sử dụng ăng-ten trong nhà để thu tín hiệu

– Ăng-ten ngoài trời sẽ thu sóng tốt hơn ăng-ten trong nhà. Do đó, nếu nhà bạn ở vùng nông thôn, vùng núi... thì nên dùng loại ăng-ten này. Khi đặt ăng-ten ở ngoài trời, bạn nên lựa vị trí thông thoáng, hướng ăng-ten có thể nhìn thấy được chân trời, không bị vật cản trở.

Ăng-ten ngoài trời cho khả năng thu tín hiệu mạnh hơn, vì trong mạch ăng-ten có khuếch đại nên bắt sóng tốt, ngoài ra ăng-ten không bị nhiễu do các thiết bị gia dụng như đèn huỳnh quang, điện thoại không dây, được trang bị sơn chống tĩnh điện và chống rỉ bên ngoài, chịu được tốt thời tiết mưa nắng.

Lưu ý khi lắp ăng-ten ngoài trời:

+ Khi đặt ăng-ten DVB-T2 ngoài trời, bạn cần tránh đường dây điện, các trụ đỡ của ăng-ten cũng cần phải chắc chắn. Nếu trụ được đặt càng cao thì ta càng cần phải đảm bảo độ an toàn khi có gió mạnh, bão,…

+ Bạn nên chọn tần số đài phát tương ứng theo khu vực, sao cho cường độ và chất lượng đảm bảo thông số kỹ thuật (thông thường cường độ ở mức lớn hơn hoặc bằng 40%, chất lượng ở mức lớn hơn hoặc bằng 90%).

3Lựa chọn dây kết nối ăng-ten với đầu thu

Dây cáp ăng-ten là một thành phần quan trọng. Cáp đồng trục có khả năng chống nhiễu và độ bền cao hơn cáp song hành, do đó, chúng ta nên sử dụng dây đồng trục và jack nối tốt trong mọi trường hợp.

Đồng thời, qua thực tế, bạn nên dùng đầu nối xoắn với cáp đồng trục để dễ dàng lắp đặt mà không cần dụng cụ chuyên dùng, bên cạnh đó, chúng còn có khả năng chịu nước tốt và rất chắc chắn.   Chúng ta nên sử dụng dây cáp đồng trục

Chúng ta nên sử dụng dây cáp đồng trục

Một số lưu ý về dây ăng-ten:

+ Luôn sử dụng cáp đồng trục chất lượng cao.

+ Hạn chế việc nối dây và không bẻ gập dây.

+ Ăng-ten ngoài trời nên được nối đất chống sét (điều này không chỉ là một cân nhắc an toàn vô cùng quan trọng, mà đây còn là một yêu cầu bắt buộc ở một số quốc gia).

+ Các kết nối ngoài trời cần được bảo vệ khi tiếp xúc với các yếu tố thời tiết bằng cách bôi keo silicon quanh các mối nối hoặc dán băng keo cách điện.

Trên đây là một số hướng dẫn về cách lắp ăng-ten để có thể thu được nhiều kênh DVB-T2 nhất. Hi vọng bài viết trên sẽ hữu ích dành cho bạn. Và nếu còn bất kì thắc mắc nào, bạn đừng ngần ngại để lại bình luận để chúng tôi giải đáp nhé.

Lỗi thường gặp khi sử dụng đầu thu kỹ thuật số và cách khắc phục

Sử dụng đầu thu kỹ thuật số là một trong những hình thức xem tivi phổ biến hiện nay. Trong quá trình sử dụng, có thể sẽ phát sinh một số lỗi. Bạn có thể khắc phục bằng những cách dưới đây!

1Tivi có hình nhưng không có tiếng

Cách khắc phục:

+ Kiểm tra dây AV, HDMI, SPDIF kết nối giữa đầu thu và tivi và đảm bảo việc kết nối dây AV là chính xác.

+ Kiểm tra đầu thu và tivi có ở chế độ tắt tiếng hoặc âm lượng quá nhỏ không.

+ Bấm nút “Tiếng” trên remote đầu thu trong trường hợp chương trình có hỗ trợ “audio languge”.

+ Khởi động lại đầu thu.

2Tivi có tiếng nhưng không có hình

Cách khắc phục: Kiểm tra dây AV, HDMI kết nối giữa đầu thu và tivi và đảm bảo việc kết nối dây AV, HDMI là chính xác.

Kiểm tra HDMI
Kiểm tra kết nối giữa đầu thu và tivi

3Màn hình hiển thị “Không hỗ trợ HD”

Cách khắc phục: Quan sát ở mặt trước đầu thu có chữ DVB-S2 HD hoặc DVB-T2 HD không, nếu có chữ HD thì đầu thu này mới có hỗ trợ bắt đài HD.

Kiểm tra xem mặt tước Set top box có chữ DVB-S2 hay không
Kiểm tra xem mặt tước đầu thu có chữ HD hay không

4Hình ảnh – âm thanh không đạt tiêu chuẩn HD

Cách khắc phục:

+ Kiểm tra xem đầu thu có phỗ trợ HD không bằng cách kiểm tra trên mặt trước đầu thu có chữ DVB-S2 HD hoặc DVB –T2 HD không.

+ Kiểm tra xem kênh bạn đang xem có phải kênh HD không (bằng cách xem kênh đó có thuộc gói kênh HD không).

+ Kiểm tra dây kết nối giữa đầu thu tivi có phải là HDMI không.

HDMI

Cáp HDMI

+ Kiểm tra tivi có hỗ trợ độ phân giải HD không.

+ Kiểm tra tivi đã thiết lập độ phân giải full HD chưa (chọn độ phân giải 1080i).

5Hình ảnh – âm thanh không đồng bộ với nhau

Cách khắc phục: Rút nguồn điện cấp cho đầu thu, cắm lại sau 15 giây và khởi động lại đầu thu.

Rút dây điện

Rút nguồn cấp điện của đầu thu

6Màn hình hiển thị thông báo “Chưa cắm thẻ”

Cách khắc phục:

+ Rút thẻ giải mã ra khỏi đầu thu và lau nhẹ lớp mạ đồng trên thẻ rồi cắm lại vào đầu thu.

+ Kiểm tra xem thẻ giải mã đã cắm đúng hướng chưa.

+ Khởi động lại đầu thu.

7Màn hình hiển thị thông báo “Lỗi thẻ – Kiểm tra thẻ”

Cách khắc phục:

+ Kiểm tra thẻ đã cắm đúng chưa.

+ Khởi động lại đầu thu.

Kiểm tra thẻ đã cắm đúng chưa
Kiểm tra thẻ đã cắm đúng chưa

8Màn hình tivi hiển thị “Không có quyền truy cập” trên 1 số kênh

Nguyên nhân: Gói dịch vụ thuê bao của bạn không bao gồm những kênh này.

Cách khắc phục:

+ Kiểm tra tên kênh không có quyền truy cập.

+ Nâng cấp lên gói cao hơn hoặc liên hệ với nơi cung cấp dịch vụ.

9Hình ảnh bị nhòe, dừng hình, vỡ hình

Nguyên nhân:

+ Phiên bản phần mềm của đầu thu đã cũ.

+ Chất lượng và cường độ tín hiệu không đạt.

Cách khắc phục:

+ Bạn nên kiểm tra phiên bản phần mềm đầu thu.

+ Nếu chưa phải là phiên bản mới nhất, thì bạn hãy gọi cho nhà cung cấp dịch vụ để được hướng dẫn cập nhật phiên bản mới.

+ Nếu đã là phiên bản mới nhất: Bạn nên dò lại kênh hoặc liên hệ với nhà cung cấp.

+ Nếu chất lượng và cường độ tín hiệu không đạt, bạn nên điều chỉnh ăng ten (DTT) hoặc kiểm tra chảo (DTH).

Kiểm tra chảo
Kiểm tra chảo

10Màn hình tivi hiển thị màu đen

Cách khắc phục:

+ Kiểm tra nguồn điện cấp cho tivi.

+ Kiểm tra đã bật nguồn cho tivi chưa.

+ Kiểm tra nguồn điện cấp cho đầu thu.

+ Kiểm tra đã bật nguồn cho đầu thu chưa.

+ Kiểm tra dây AV kết nối giữa đầu thu và tivi, đảm bảo việc kết nối dây AV là chính xác.

+ Khởi động lại đầu thu.

11Màn hình hiển thị “Không có thông tin” hoặc “Không có tín hiệu”

Hiện tượng: Màn hình hiển thị một trong số các thông báo sau:

+ Không có thông tin (No information).

+ Không có tín hiệu (No signal).

Nguyên nhân:

+ Đầu thu: đang ở chế độ chờ hoặc chưa cắm nguồn điện.

+ Cáp nối ăng ten với đầu thu; đầu thu với tivi: không cắm hoặc cắm lỏng.

+ Chế độ của tivi không tương thích với cổng kết nối (HDMI1, HDMI2, AV1, AV2).

+ Các lỗi liên quan đến đứt dây cáp; bong mối nối.

+ Vị trí của chảo đã bị thay đổi so với lắp đặt ban đầu.

+ Vị trí của ăng ten đã bị thay đổi so với lắp đặt ban đầu.

Kiểm tra vị trí của ăng-ten
Kiểm tra vị trí của ăng-ten

Cách khắc phục:

Bạn có thể tự kiểm tra hoặc liên hệ nhà cung cấp dịch vụ để nhận được sự trợ giúp.

Tự kiểm tra:

+ Kiểm tra xem hiện tượng này xảy ra từ bao giờ? Trước đó có mưa gió lớn hay tác động di chuyển thiết bị không.

+ Kiểm tra chế độ của đầu thu (đèn xanh).

+ Kiểm tra cáp nối: ăng ten và đầu thu; đầu thu và ti vi; mối nối của dây ăng ten và mặt ăng ten.

+ Kiểm tra chế độ tivi: phải chắc chắn chế độ tivi tương thích với cổng cắm dây cáp (HDMI hoặc AV).

12Sự cố âm thanh: ù, rè khi đang xem tivi

Hiện tượng:

+ Một số kênh bị rè tiếng; nghe không rõ.

+ Tất cả các kênh không nghe rõ tiếng, chỉ có tiếng ù ù hoặc xoẹt xoẹt.

Nguyên nhân: Phiên bản phần mềm của đầu thu cần được nâng cấp.

Cách xử lý:

+ Bạn nên kiểm tra phiên bản phần mềm đầu thu.

+ Nếu đã là phiên bản mới nhất: Bạn nên gọi cho nhà cung cấp dịch vụ hoặc quay lại thiết lập mặc định của đầu thu (reset).

13Sự cố mất tiếng khi xem truyền hình

Tình huống 1:

+ Một [số] kênh trên truyền hình bị mất tiếng.

Cách xử lý:

+ Bạn kiểm tra phiên bản phần mềm đầu thu.

+ Nếu chưa phải là phiên bản mới nhất thì bạn hãy cập nhật phiên bản mới nhất.

+ Nếu đã là phiên bản mới nhất, bạn nên dò lại kênh.

Tình huống 2:

+ Tất cả các kênh bị mất tiếng.

Cách khắc phục:

+ Bạn nên kiểm tra chế độ của tivi/đầu thu/loa (hoặc nguồn của bộ loa nếu có).

+ Kiểm tra dây cáp tiếng, phiên bản phần mềm đầu thu.

– Nếu chưa phải là phiên bản mới nhất thì hãy cập nhận phiên bản phần mềm mới nhất

– Nếu đã là phiên bản mới nhất: Dò lại kênh

Trên đây là một số lỗi thường gặp khi sử dụng đầu thu kỹ thuật số và cách khắc phục.


LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here