Kiến thức điện máy Mua gì ở đâu?

Tìm hiểu cấu tạo bên trong của một sản phẩm nồi cơm điện dân dụng

Written by lbtmicr06
Thả ga mua sắm online tại đây Thả ga mua sắm online tại đây

Có thể nói nồi cơm điện là một thiết bị điện dân dụng cực kỳ hữu ích trong tất cả các gia đình hiện đại ngày nay.

Nồi cơm điện sử dụng điện để nấu và giúp mọi người có thể nấu được những nồi cơm thơm ngon,rẻo xoắn mà không cần sử dụng đến các nhiên liệu đun nấu truyền thống như than củi,rơm rạ như trước đây nữa.

Người sử dụng chỉ cần bỏ gạo vào nồi,vo sạch gạo rồi châm một lượng nước vừa đủ với lượng gạo cần nấu và cho vào nồi cơm điện,cấp điện và chọn chế độ nấu cho nồi cơm là nồi cơm điện sẽ tự động nấu cơm cho bạn.

Khi cơm đã cạn và nhiệt độ đủ cao,nồi cơm điện sẽ tự động chuyển sang chế độ ủ để làm chín cơm dần dần và giữ ổn định nhiệt cho cơm đủ chín nhưng lại không lo bị cháy.

Ta sẽ có một nồi cơm chín rẻo,thơm ngon mà chẳng mất nhiều thời gian ngồi cạnh nồi cơm như cách đun nấu bằng than củi ,rơm rạ như trước đây nữa.

Đó thực sự là một sản phẩm hữu ích mà mọi gia đình đều nên sở hữu.

Cùng với sự triển của công nghệ mà ngày nay,ta thấy có rất nhiều dòng sản phẩm nồi cơm điện đến từ nhiều nhà sản xuất nổi tiếng trên thế giới trong rất nhiều phân khúc giá từ thấp đến cao như nồi cơm điện Midea,Panasonic,sharp,Toshiba,Hitachi….

Đối với các gia đình chưa có đủ điều kiện dư giả về mặt tài chính thì có thể chọn mua những dòng sản phẩm nồi cơm điện thông dụng nhất chỉ có hai chế độ nấu và ủ và giá cả rất phải chăng chỉ từ 300k-1 triệu trở xuống.

Đối với các gia đình có điều kiện kinh tế khá giả hơn thì có thể mua cho mình những sản phẩm ở phân khúc tầm trung hoặc cao cấp như các dòng sản phẩm nồi cơm điện cao tần có nhiều tính năng và chương trình nấu hiện đại .

Dưới góc nhìn kỹ thuật thì nồi cơm điện cao tần có thiết kế và cấu tạo phức tạp hơn và nhiều tính năng,chương trình,chế độ hoạt động hơn các nồi cơm điện dân dụng loại phổ thông.Chính vì vậy mà giá cả của các loại nồi cơm điện cao tần luôn cao gấp đôi,gấp 3,gấp 4 giá của các sản phẩm nồi cơm điện phổ thông khác.

Dưới đây tôi sẽ cùng các bạn đi vào tìm hiểu cấu tạo của một số sản phẩm nồi cơm điện dân dụng phổ thông mà rất nhiều hoặc có thể nói phần lớn các gia đình Việt nam hiện nay đang sử dụng.

Lưu ý:Ở đây tôi sẽ không đề cập đến loại sản phẩm nồi cơm điện cao tần các bạn nhé.Về nồi cơm điện cao tần tôi sẽ trình bày với các bạn các thông tin liên quan về các dòng sản phẩm đó trong một bài viết khác các bạn nhé.

Để hiểu được các bộ phận bên trong của một nồi cơm điện dân dụng phổ thông,trước tiên tôi sẽ show ra cho bạn,sơ đồ mạch điện đấu nối của các thành phần bên trong một nồi cơm điện dân dụng phổ thông trước đã,sau đó tôi sẽ dựa trên sơ đồ đó mà giải thích cho các bạn thấy các bộ phận chi tiết thông qua các hình ảnh minh họa,các bạn theo dõi các chi tiết ngay phần bên dưới đây nhé.

1.Sơ đồ mạch điện của một sản phẩm nồi cơm điện dân dụng

Đây là sơ đồ đấu nối các bộ phận khác nhau bên trong của một sản phẩm nồi cơm điện dân dụng phổ biến hiện nay

Các bộ phận của nồi cơm điện nhìn từ phía bên ngoài

Mâm nhiệt R1
Công tắc từ cảm biến nhiệt-là cái núm nồi lên ở giữa nồi nó tụt xuống khi có nồi đặt vào và nhô lên khi không có nồi bên trong nhờ 1 cái lò xo bên trong nó.
Nút gạt chọn chế độ ủ hoặc chế độ nấu và hai đèn báo chế độ ủ và nấu tương ứng.
vị trí rắc cắm nguồn vào của nồi cơm điện nhìn từ bên ngoài vào

Tháo vỏ của nồi cơm điện ra để xem các bộ phận phía bên trong của nó

Cấu tạo các bộ phận bên trong của một sản phẩm nồi cơm điện dân dụng phổ biến

Toàn cảnh các bộ phận bên trong của nồi cơm điện

Toàn cảnh các bộ phân bên trong của nồi cơm điện này

Các bộ phận chi tiết


vị trí rắc cắm nguồn vào của nồi cơm điện ở bên trong sau khi ta đã tháo được cái vỏ của nồi cơm đó ra và nhìn vào trong
Linh kiện rơ le nhiệt có tác dụng ngắt điện đầu vào khi nhiệt độ bên trong nồi cơm vượt quá ngưỡng nhiệt độ cho phép.Có một số loại rơle nhiệt ngắt điện khi nhiệt độ bên trong nồi cơm điện vượt quá 165 độ C ,một số loại khác lại ngắt khi nhiệt độ bên trong nồi cơm điện vượt ngưỡng 185 độC
Bảng mạch nơi gắn hai đèn báo chế độ hoạt động ủ và nấu của nồi cơm điện nhìn từ bên trong
Cơ cấu thanh đòn+tiếp điểm kiểu rơ le nhiệt.Khi bạn đặt nồi đựng gạo+nước vào bên trong nồi cơm điện,thanh đòn lại sẽ bị nhấn xuống làm tiếp điểm kiểu rơ le nhiệt này đóng lại và điện áp xoay chiều chạy qua được tiếp điểm đó.
Khi nhiệt độ bên trong nồi tăng lên quá cao,cao hơn ngưỡng nhiệt chịu đựng của tiếp điểm đó nó sẽ hở ra và ngắt điện không cho đi qua tiếp điểm đó để đi vào bên trong nồi cơm điện nữa
Đây là vị trí của hai đầu điện trở R1 của sợi đốt của mâm nhiệt của nồi cơm điện.
Điện áp xoay chiều 220V( pha lửa(L) và pha lạnh (N))sẽ được cấp vào hai cọc này khi nồi đang hoạt động ở chế độ nấu.
Điện trở R2 được sử dụng trong chế độ ủ của nồi cơm điện.Khi nồi đang trong chế độ ủ thì mâm nhiệt R1 sẽ không được cấp điện 220V xoay chiều nữa,thay vào đó điện trở R2 này sẽ được cấp điện 220V ~ và tạo ra nhiệt truyền lên vỏ của thành nồi cơm thực hiện chức năng ủ ấm.

Biết được sơ đồ mạch điện kết nối các bộ phận bên trong và các bộ phận chi tiết bên trong của nồi cơm điện để làm gì?

Nếu các bạn biết được sơ đồ mạch điện kết nối các bộ phận bên trong và các bộ phận chi tiết bên trong của nồi cơm điện,các bạn sẽ biết cách đưa ra các chẩn đoán và cách giải quyết các vấn đề phát sinh đối với chiếc nồi cơm điện của nhà bạn.

Nó chỉ hoạt động đúng và chuẩn khi tất cả các bộ phận bên trong nó không có bộ phận nào bị hư hỏng.

Nếu nó không nấu được thì rất có thể mâm nhiệt R1 bị hỏng hoặc các tiếp điểm nhiệt bị hở mạch không dẫn điện vào mâm nhiệt và làm nồi cơm không nấu được.

Nếu nồi cơm không tự chuyển sang chế độ ủ thì rất có thể rơ le nhiệt bên trong nồi hoạt động không tốt….nói chung là rất nhiều hiện tượng mà dựa vào sơ đồ kết nối nói trên mà bạn tự mình có thể đưa ra được chẩn đoán sự cố của nồi cơm điện đó một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Lời kết

Trên đây tôi đã mô tả cho bạn cấu tạo bên trong của một sản phẩm nồi cơm điện dân dụng phổ biến trong rất nhiều gia đình hiện đại ngày nay.

Hãy tìm hiểu để hiểu rõ thêm về nó các bạn nhé.

Chúc các bạn thành công!

About the author

lbtmicr06

Leave a Comment

Translate »