Nguyên nhân cháy nổ Amply karaoke nghe nhạc và cách khắc phục

0
1297

Một trong những nguyên nhân dẫn đến cháy nổ Amply karaoke và amply nghe nhạc như cháy sò, cháy cầu chì, cháy biến áp, chết 1 vế, hoặc sôi, rè…được chúng tôi tổng hợp dưới đây hy vọng phần nào giúp ích các bạn trong sử dụng bộ dàn karaoke hoặc nghe nhạc gia đình nói chung,và những phương án khắc phục để tăng được tuổi thọ sản phẩm tránh lãng phí vô ích.

Những nguyên nhân dẫn đến cháy nổ amply bao gồm như sau:
  • Công suất của amply dùng quá tải có thể gấy cháy sò dẫn đến trường hợp nổ cầu chì.
Hệ thống loa có công suất lớn hơn công suất của amply (công suất loa 500W trong khi đó công suất của amply chỉ có 300W) ngoài ra một amply có công suất vừa phải mà bạn lại dùng cho nhiều đôi loa thì cũng sẽ gây ra hiện tượng cháy nổ amply
+ Bạn lên kiểm tra lại công suất của loa cũng như số lượng loa sao cho phù hợp với công suất của amply (công suất của amply phải lớn hơn công suất của loa, tùy theo công suất của amply mà bạn có thể kết nối một hoặc nhiều đôi loa).
+ Loa sát côn”sát cốt” lệch khe từ.. cũng là nguyên nhân gây quá tải amply dẫn đến chết về, cháy sò và nổ cầu chì. Cách phát hiện khi vặn balance sang một bên loa nếu nghe thấy âm thanh khác với chiếc kia như rè, nghẹt, mất âm bass.
+ Đấu chập dây loa, hoặc trường hợp nào đó gây đoản mạch dây loa có thể dẫn đến nguyên nhân như trên.
Hình ảnh chiếc amply bịcháy nguồn biến áp do các nguyên nhân chập cháy quá công suất hoặc do nguồn điện ~
  • Amply để nơi có nhiều từ trường, nguồn điện chập chờn không ổn định và những nơi có độ ẩm cao đều là những tác nhân gây ra hiện tượng chập, cháy amply mất về.
+ Bạn nên sử dụng máy ổn áp để sử dụng dòng điện,  không để amply hoạt động ở chỗ có độ ẩm cao sẽ gây ra chập mạch. Không lên tắt amply trong một thời gian dài
  • Trong khi amply đang hoạt động nếu bạn chạm tay vào thấy tê tay, trong trường hợp bạn dùng micro có dây cũng bị tê khi chạm vào môi
+ Bạn nên nối dây tiếp đất cho amply (mặt sau amply có cọc GND)
  • Amply bị quá nóng sẽ gây hiện tượng tự kích, nổ tiếng, nghẹt tiếng..
Hệ thống âm thanh karaoke trong gia đình bạn thường để trong kệ kín và chồng lên nhau sẽ bị bịt kín các lỗ tản nhiệt của thiết bị dẫn đến làm giảm tuổi thọ của thiết bị, một số linh kiện bên trong như: vỉ mạch, sò công suất… rất mau bị hỏng
+ Tốt nhất bạn nên để cách các thiết bị với nhau và đặt tại chỗ thoáng nếu cần thiết bạn có thể dùng quạt gió để làm mát amply
  • Đấu nối dây loa từ amply ra loa
+ Trong lúc đấu nối dây loa từ amply ra loa mà vô tình bạn để hai đầu dây chạm vào nhau thì sẽ tạo ra hiện tượng ngắn mạch có thể dẫn đến cháy amply. Bạn phải cẩn thận khi đấu nối dây dẫn từ amply đến các thiết bị, bạn nên tách riêng các đầu dây kết nối để đảm bảo không chạm vào nhau
  • Hiện tượng bụi bẩn bám trên bề mặt mạch điện làm giảm tính truyền dẫn và chập mạch.
Bạn nên thỉnh thoảng lau chùi, làm vệ sinh bề mặt các bo mạch bên trong thiết bị (nếu có điều kiện biết về sản phẩm).

Trong trường hợp amply của bạn bị cháy nổ thì tốt nhất bạn nên mang amply đến trung tâm bảo hành chính hãng để được xử lý tốt hơn.

Trên đây chúng tôi sơ lược những nguyên nhân dẫn đến cháy nổ, hư hỏng amply nói chung cho dòng sản phẩm khuếch đại âm thanh, và có thể áp dụng cho cục đảy công suất.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here