ELCB là gì, tìm hiểu về thiết bị chống giật bình nóng lạnh

0
125
ELCB là cụm từ viết tắt của Earth leakage circuit breaker, là một thiết bị được đặt bên trong máy nước nóng, thường được gọi là cầu dao chống rò điện ELCB. Cầu dao này có chức năng ngắt kết nối giữa thiết bị với mạch điện bất cứ khi nào xuất hiện rò điện thông qua cơ thể con người khi chạm phải các phần mạng điện của thiết bị. Như vậy, mục đích chính của ELCB là để hạn chế sự cố chạm điện bên trong máy, ngắt điện khi có sự cố, đảm bảo an toàn cho tính mạng con người cũng như phòng chống cháy nổ.
Tham khảo một số sơ đồ giải thích về mạch chống  giật trong cầu giao chống giật của các thiết bị điện(máy móc,cây nước nóng,bình nóng lạnh) như bên dưới.



Về cơ bản các bộ chống giật(cầu dao chống giật) hoạt động dựa trên nguyên lý sau:

trên một vòng xuyến cảm ứng từ người ta quấn 3 cuộn dây trên đó bao gồm cuộn 1(pha lửa(L),cuộn 2(pha lạnh N) cuộn 3(cuộn cảm ứng giám sát sự mất cân bằng từ trường trên 2 cuộn 1 và 2 trong trường hợp có xuất hiện dòng điện dò giữa tải và vỏ thiết bị)(lưu ý để cuộn 3 có tác dụng thì vỏ thiết bị phải được nối với 1 dây đất chuẩn)


Khi có sự xuất hiện của dòng điện dò giữa tải và vỏ máy(dòng điện dò này đủ lớn thì sẽ gây ra hiện tượng điện giật cho người sử dụng thiết bị thì từ trường đến trên cuộn dây 1(pha L) và từ trường về trên cuộn dây 2(pha N) sẽ bị lệch pha nhau điều này sẽ tạo ra một từ trường cảm ứng trên cuộn dây 3(cuộn cảm ứng) từ trường cảm ứng này sẽ kích hoạt một rơle được đặt ngay đầu vào nguồn (giữa nguồn điện xoay chiều AC vào (L,N) với tải
làm ngắt kết nối giữa nguồn điện đầu vào với tải bảo vệ thiết bị cũng như an toàn cho người sử dụng.

Thông thường khi không có dòng điên dò này thì từ trường cảm ứng trên cuộn dây 3 bằng không rơle sẽ ở trạng thái đóng mạch tức là tải sẽ được kết nối với nguồn điện xoay chiều.Trong thực tế ta thấy ELCB trong các thiết bị như cầu dao chống giật hay bộ chống giật của bình nóng lạnh.

Để các bộ chống giật này phát huy đầy đủ tác dụng thì vỏ máy(thiết bị) phải được nối đất đầy đủ theo chỉ dẫn của nhà sản xuất-điều này cũng chính là để đảm bảo an toàn cho người dùng trong thực tế.
Trên các bộ chống giật đó người ta thường bố trí thêm một nút kiểm tra trạng thái hoạt động của bộ chống giật xem còn tốt hay không gọi là nút TEST.Khi nhấn nút này rơle phải ngắt mạch giữa nguồn điện với tải thì bộ chống giật mới được coi là OK.
.


Để kiểm tra bộ chống giật của bình nóng lạnh xem có tác dụng không,nhấn nút nhỏ màu trắng(nút test) trên bộ chống giật nếu thấy rơle nhảy tách một cái và đèn báo trên bình tắt thì có nghĩa là bộ chống giật còn hoạt động tốt.Nhấn nút reset ở giữa bộ chống giật để bật lại bình sau khi đã thử hoạt động của bộ chống giật bằng nút test xong.Ngắt aptomat của bình đi nếu không sử dụng bình nóng lạnh nữa.Để phát huy đầy đủ tác dụng của bộ chống giật bình nóng lạnh khi lắp đặt bình nóng lạnh phải mắc cả dây nối đất cho bình(điều này rất quan trọng trong việc bảo vệ an toàn cho người sử dụng).Cách tốt nhất là chỉ sử dụng nước nóng sau khi đã ngắt điện(ngắt aptomat) của bình đi các bạn nhé.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here