cây để bàn

Cây kim ngân

VND 300000
Cây kim ngân có tên khoa học là Pachira aquatica, xuất xứ từ Mexico, Brazill Nam Mỹ và đầm lầy Trung Mỹ. Đối với người tây phương thì họ gọi cây kim ngân là money tree có nghĩa là cây tiền, có thể chính vì lý do đó mà nó nhanh chóng phát triển và được đưa đến Việt Nam để làm cây cảnh văn phòng hoặc trang trí trong nhà. Với ý nghĩa khi gia chủ sở hữu cây kim ngân sẽ có nhiều tiền vàng, sự may mắn và thịnh vượng. Ngoài ra kim ngân còn có các tên khác như cây thắt bím và một tác dụng nữa mà ít người biết đến chính là nó có thể đuổi muỗi.
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY KIM NGÂN Kim ngân có thể cao được hơn 6m, thân dẻo dai, bền chắc. Ở bên Anh và Mỹ nó được dùng để làm bột giấy để in tiền. Lá kim ngân xòe rộng như bàn tay, xanh quanh năm. Một số tài liệu ghi chép thì cây nở hoa từ tháng 4 đến tháng 11. Hoa gồm những cánh lớn màu kem nhạt, nở về đêm và toả hương thoang thoảng, đài hoa màu nâu nhạt hình bầu dục với 5 cánh màu xanh vàng, dài 15cm. Quả kim ngân có hình trứng, đường kính khoảng 10cm. Khi chín quả có màu nâu nhạt. Quả khô nứt dụng ra khoảng 10 – 20 hạt. Tuy nhiên có thể ở môi trường và điều kiện không phù hợp mà rất hiếm khi thấy kim ngân nở hoa.
Cây kim ngân còn được gọi là cây thắt bím hay bím tóc vì ở giai đoạn cây con, người ta trồng chung từ 3 – 5 cây vào một chỗ rồi đan thắt như một cái bím tóc trông rất ngộ nghĩnh. Một chậu kim ngân nhỏ xinh có thể để trên bàn làm việc, quầy thu ngân , hoặc gắn lên đó chiếc nơ trang trí, sẽ trở thành món quà sinh nhật để tặng cho người thân.
Cây kim ngân được làm trang trí với 3 loại chính. Cây nhỏ đơn, cây tết hình bím tóc, và cây thủy sinh.
CÁCH CHĂM SÓC VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY CỦA KIM NGÂN
Ý nghĩa phong thủy: Cây giúp mang lại nhiều tiền tài, đồng thời gìn giữ tài sản chặt chẽ.
Cách chăm sóc: Kim ngân thích nghi được ở mọi thời tiết nóng – lạnh, có thể trồng trực tiếp xuống đất hoặc trong chậu. Cách thức chăm sóc cây Kim ngân để trang trí nội ngoại thất tương đối đơn giản và dễ thực hiện.
Nhiệt độ:
Cây sống được ở nhiệt độ từ 4°C đến 40°C phát triển thích hợp ở nhiệt độ 18°C đến 26°C.
Như vậy đối với cây được trồng trong nhà hoặc trồng trong phòng lạnh cây vẫn sinh trưởng bình thường. Tuy nhiên để cây tồn tại lâu cần phải điều chỉnh nhiệt độ phù hợp.
Ánh sáng:
Cây đặt trong nhà với ánh sáng của đèn huỳnh quang thì cây vẫn đáp ứng được với điều kiện sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên để cây phát triển tốt, thình thoảng ta nên đưa cây ra ngoài trời dưới tán cây lớn với chu kỳ 10 ngày/lần, như vậy cây sẽ hấp thụ được ánh sáng và phát triển tốt hơn.
Nước:
Cây kim ngân có thể sinh trưởng được nơi có nhiệt độ cao, do vậy lượng nước cần thiết cũng ít hơn các loại cây khác.
Những cây trong văn phòng lượng nước tưới ít hơn cây ngoài trời. Nếu cây ngoại thất thì tưới 2 lần/tuần thì cây nội thất chỉ cần tưới 1 lần/tuần. Lượng nước tưới vừa đủ để nước ngấm hết toàn bộ đất trong chậu.
Dinh dưỡng:
Kim ngân rất cần nguồn dinh dưỡng, đặc biệt là các cây trong chậu. Khi cây chưa có hoa và quả thì chúng ta dùng NPK 20-20-15 tưới lên gốc cây: Cho 100g phân hòa vào 10 lít nước, quậy đều rồi tưới vào gốc. Chu kỳ 20 ngày/lần. Cây có hoa và quả thì bón phân Kali cho cây, 100g Kali cho vào 10 lít nước tưới cho cây.
Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh này, người ta cho cây từ trong nhà ra để nơi thoáng, mát có bóng che. Cứ mỗi tuần cho cây ra tiếp xúc với ánh nắng 1 giờ đến 2 giờ, thời điểm tốt nhất là vào lúc 7 giờ tới 9 giờ sáng, mỗi tuần một lần để lá cây hồi phục diệp lục.
Nhân giống
Cây kim ngân có thể được nhân giống bằng hạt hoặc bằng cách giâm cành.
Khắc phục khi cây bị khô héo
Khi phát hiện cây có hiện tượng vàng úa, khô héo, rụng lá… thì phải kịp thời có những biện pháp chăm sóc giúp cây hồi phục lại sức sống. Không nên cho ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu xạ vào cây để tránh làm cho sức nóng của ánh nắng gây ảnh hưởng bất lợi đến cây cối hoặc có thể làm cho cây chết do bị mất nước. Nơi chăm sóc cây phải là nơi mát mẻ, không khí trong lành và nên tránh gió mạnh.
Trong thời gian đầu nuôi dưỡng cây thì không nên tác động vào đất trồng bởi vì lúc này các tổ chức và chức năng của cây ở trạng thái tĩnh, nếu động thổ thì sẽ làm cho hệ rễ cây bị tổn thương. Vào thời gian này chỉ nên cắt bỏ các lá vàng úa, khô héo, tưới nước đầy đủ, đồng thời có thể hòa đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cho cây, mỗi tuần một lần, sau mỗi tháng thì sẽ tăng dần lượng, sau khoảng 2 -3 tháng thì sẽ tăng nồng độ.
Đợi đến khi cây có sức sống trở lại thì thay đổi đất trồng, tốt nhất là dùng đất mục và đất phù sa để trồng, nên bón lót phân bắc trước khi trồng cây
Số lượng cây kim ngân trong phong thủy
Trong phong thủy thì số lượng cây cũng có thêm một ý nghĩa, chính vì vậy mà người ta thường trồng 3 hay hoặc 5 cây kim ngân vào một chậu hay chỉ đơn giản là một cây đơn.
– Số 1 gọi là trụ thiên mang ý nghĩa chọc trời khuấy nước, kiên cường và bất khuất.
– Số 3 gọi là tam tài, tam giáo tượng trưng cho thiên, địa, nhân hay người ta có câu là thiên thời địa lợi nhân hòa, cũng có nơi thì quan niệm phong thủy của họ số 3 là tượng trưng cho phước, lộc và thọ
– Số 5 gọi là ngũ phúc, kim ngân thắt bím thường là tết 5 cây lại với nhau mang ý nghĩa phong thủy là phước, lộc, thọ, an, khang.

About the author

ba le

Leave a Comment

Translate »