Chuyên mục lưu trữ: Wordpress

Chia sẻ các kiến thức liên quan đến hệ quản trị nội dung website (CMS) Wordpress

Button Shortcode WordPress – cách thêm nút bấm vào WordPress

Bạn đã từng cố gắng thêm button vào trang web WordPress của mình chưa? Nền tảng này không có bất kỳ tính năng mặc định nào cho phép bạn tạo button, chúng ta phải nhờ sự giúp đỡ của các plugin. Trong hướng dẫn này, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách sử dụng cả plugin WordPress shortcode và plugin non-shortcode để tạo ra các shortcode cho button. Từ đó nhúng shortcode button vào WordPress, bạn sẽ có thể chèn nút vào.

Shortcodes là gì?

Trước khi bắt đầu bài hướng dẫn, chúng ta sẽ tìm hiểu xem shortcodes là gì.

Về cơ bản, shortcode là mã đơn giản được để trong dấu ngoặc vuông – [như thế này] – cho phép bạn thêm chức năng vào các bài đăng và trang WordPress.

Để sử dụng shortcode WordPress button, chỉ cần nhập chúng vào trang biên tập bài viết. WordPress sẽ render code và hiển thị kết quả là nút bấm trên trang web của bạn.

Điều thú vị về WordPress button shortcode là bạn có thể tự làm một cái nếu code có sẵn không đáp ứng được nhu cầu.

Trong trường hợp cụ thể này, chúng tôi sẽ hướng dẫn luôn việc tạo WordPress button shortcode để thêm button trên trang web của bạn. Nhưng vì việc viết code từ đầu sẽ khó với đa số mọi người nên chúng tôi sẽ chỉ bạn cách làm bằng cách sử dụng plugin thay thế.

Sau đó, chúng tôi còn có giải pháp thay thế cho plugin shortcode nếu bạn không thích xài shortcode.

Nào hãy bắt đầu!

Cách thêm WordPress button

Không có nghi ngờ gì về việc các button của trang web đóng vai trò khuyến khích mọi người thực hiện hành động cụ thể như đăng ký, đăng nhập, tải tệp xuống, v.v. Ví dụ, Amazon sử dụng button để giúp khách truy cập dễ dàng thêm mặt hàng vào giỏ hàng của họ và mua hàng.

button trên trang web amazon

Bạn cũng có thể chèn button như trong ví dụ trên.

Tạo Button Shortcode bằng cách sử dụng plugin

Trong số nhiều plugin WordPress button shortcode có sẵn, lựa chọn hàng đầu của chúng tôi là MaxButtons với hơn 100.000 bản cài đặt được kích hoạt. Nó tương thích với các phiên bản WordPress khác nhau. Và quan trọng hơn là rất dễ sử dụng nên bất kỳ ai cũng có thể dùng mà không gặp vấn đề gì.

Để bắt đầu, hãy tải xuống và kích hoạt plugin. Sau đó, đến menu MaxButtons. Khi bạn đã ở trong dashboard của plugin, hãy nhấp vào Add new và bạn sẽ được đưa đến Button Editor.

tạo mới button trong MaxButtons

Điều đầu tiên bạn cần điền là thông tin cơ bản như: button name (tên nút, để phân biện các button với nhau), URL (liên kết với button) và button text (text trên button) .

Trong phần đầu tiên này, bạn cũng có thể thay đổi phông chữ, màu text, di chuột màu văn bản và kích thước của button. Bạn có thể nhìn thấy tất cả các thay đổi thực hiện trong bản live preview ở bên phải màn hình.

Thông tin cơ bản trong MaxButtons

Cuộn xuống, bạn sẽ thấy nhiều tùy chọn hơn để tùy chỉnh giao diện của các button.

Khi bạn thấy hài lòng với style của button rồi, hãy bấm Save ở đầu trang.

Bây giờ, hãy quay lại dashboard MaxButtons, bạn sẽ thấy shortcode cho button bạn vừa tạo. Trong ví dụ dưới đây, shortcode là 

ví dụ của button shortcode dùng MaxButtons

Chèn Button Shortcode vào WordPress

Khi bạn muốn chèn button vào WordPress Editor, chỉ cần sao chép và dán shortcode. Ngoài ra, bạn có thể nhấp vào Add Button và chọn nút bạn muốn chèn:

Thêm button vào WordPress bằng MaxButtons

Sau đó, sửa đổi button URL và button text theo những gì bạn cần cho bài đăng cụ thể đó. Bằng cách này, bạn không phải tạo ra shortcode khác nhau cho các bài đăng khác nhau.

sửa thông tin button trong MaxButtons

Và chỉ vậy thôi! Bạn vừa tạo WordPress button đầu tiên của mình! Bạn có thể không thấy kết quả trên trình chỉnh sửa WordPress, vì button thực tế sẽ xuất hiện trên bài đăng khi nó được xuất bản.

Thay thế cho Plugin Shortcode

Hạn chế lớn nhất của plugin WordPress button shortcode như MaxButtons là tính linh hoạt. Nếu bạn muốn thêm button với một chút thay đổi về kiểu dáng, bạn phải truy cập dashboard plugin và chỉnh sửa nó từ đó.

Vậy nên thay vào đó, cách tốt nhất là sử dụng plugin không có shortcode như Forget About Shortcode Buttons.

Giống như tên của nó đã cho thấy, Forget About Shortcode Buttons không dựa vào shortcode. Bạn có thể tạo button ngay lập tức trong trình chỉnh sửa WordPress và tạo mọi kiểu từ đó. Chỉ cần nhấp vào biểu tượng Insert Button và bạn có thể bắt đầu sửa đổi button của mình ngay lập tức.

thêm nút bằng Forget About Shortcodes Button

Các tùy chọn khá giống với MaxButtons – kiểu viền, màu nền và kích thước button. Nhưng có thêm tính năng bổ sung khác mà bạn sẽ hoàn toàn yêu thích: khả năng thêm một icon vào button của bạn. Với tinh chỉnh, nó sẽ khiến button của bạn trở nên độc đáo và đẹp hơn.

Tùy chỉnh button bằng Forget About Shortcode Buttons

Nếu bạn muốn sử dụng lại button hiện tại của bạn trong tương lai, bạn không nên làm lại từ đầu! Chỉ cần lưu nó bằng cách nhấp vào biểu tượng Floppy Disk. Sau này bạn có thể sử dụng lại từ tab Templates bất cứ khi nào bạn cần.

Khi bạn đã hoàn tất, nhấp vào Update để chèn button.

Kết luận

Button rất có lợi cho mọi trang web. Chúng có hiệu quả trong việc thu hút sự chú ý. Quan trọng nhất là nó chứa text call-to-action khuyến khích mọi người thực hiện hành động.

Vì WordPress không cung cấp tính năng mặc định nào để chèn button vào trang web. Bạn sẽ phải sử dụng một số plugin bổ sung. Có các plugin WordPress dựa trên  shortcode và non-shortcode. Trong hướng dẫn này, bạn đã học cách sử dụng cả hai. Cái nào là phù hợp nhất với bạn? Tuỳ bạn quyết định thôi!https://www.hostinger.vn/huong-dan/button-shortcode-wordpress#:~:text=B%E1%BA%A1n%20c%C3%B3%20th%E1%BB%83%20t%E1%BA%A1o%20button,n%E1%BB%81n%20v%C3%A0%20k%C3%ADch%20th%C6%B0%E1%BB%9Bc%20button.

10 plugin affiliate WordPress tốt nhất hiện nay

Bạn đang cần tăng doanh thu cho WordPress website? Hãy thử tạo chương trình affiliate. Đây là cách rất tốt để tăng doanh thu, bằng cách hợp tác với các blog và website khác. Có rất nhiều plugin affiliate WordPress để bạn có thể cài đặt và khởi động chương trình này.

Những plugin này sẽ giúp bạn kiểm soát affliate, tỉ lệ conversion, tính toán hoa hồng, vâng vâng. Bạn có thể tập trung phát triển sản phẩm và plugin này sẽ giúp bạn bán hàng, đơn giản vậy đó.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cho bạn biết những plugin affiliate WordPress tốt nhất hiện nay là gì.

Nó có đang thử không?

Vậy, chương trình affiliate là gì trước đã? Nó là cách sử dụng bên thứ 3 (cộng tác viên) để họ bán sản phẩm và nhận được hoa hồng khi bán. Đây là một phương pháp chủ yếu nhằm tăng lượt bán.

Bạn có thể tạo link duyết để chủ website và blog khác đặt link đó trên nền tảng của họ – bài viết, trang web, mạng xã hội, vâng vâng.  Khi người dùng sử dụng link của họ để mua sản phẩm của bạn, bạn sẽ biết được khách hàng mua từ người giới thiệu nào, và từ đó có thể chia hoa hồng cho người đó, dựa vào tỉ lệ doanh thu hoặc một con số cố định.

Ví dụ, bạn bán một sản phẩm 10 USD và thanh toán 50% phí hoa hồng cho sản phẩm đó. Nếu một trăm người mua sản phẩm của bạn, bạn sẽ nhận được 500 USD mà không phải làm gì cả.

Số lượng người tham gia affiliate càng lớn, bạn sẽ càng có nhiều lượt bán.

Tại sao nên dùng Plugin Affiliate WordPress?

Trước khi xem danh sách plugin affiliate WordPress, hãy lùi lại và thảo luận về khái niệm affiliate marketing thật kỹ.

Nói ngắn gọn, affiliate marketing là phương pháp để các nhà sản xuất tăng chuyển đổi và doanh thu bằng cách ủy quyền cho các affiliates thực hiện chiến dịch quảng cáo qua mạng xã hội và trang web cá nhân. Tỷ lệ hoa hồng được xác định qua doanh số và lưu lượng truy cập thành công được thực hiện qua link giới thiệu.

Xem lại bài viết này để biết thêm chi tiết về affiliate marketing.

Càng có nhiều người quen với việc lướt web hàng ngày nên không có gì ngạc nhiên khi phương thức marketing này phát triển và trở thành chiến lược thúc đẩy kinh doanh và sản phẩm cho các công ty trên toàn thế giới.

Mặc dù thực tế, việc quản lý chương trình tiếp thị liên kết riêng tốn nhiều công sức nếu không có công cụ phù hợp.

Đây là nơi plugin affiliate WordPress phát huy tác dụng. Là một trong những CMS phổ biến nhất trên thị trường, WordPress có nhiều lựa chọn bổ trợ giúp người dùng quản lý các chương trình affiliate.

Hoạt động như hệ thống quản lý affiliate, các plugin và phần mềm này cung cấp các tính năng tiêu chuẩn như:

  • Quản lý Affiliate – theo dõi hoa hồng và hiệu suất của affiliates
  • Báo cáo doanh thu và chuyển đổi – xem doanh thu và chuyển đổi của chương trình affiliate
  • Trình tạo link giới thiệu – tạo links giới thiệu riêng cho phép dễ dàng truy cập vào trang web, sản phẩm và dịch vụ trên thị trường

Với những điểm này, sử dụng plugin affiliate WordPress sẽ dễ dàng hơn về lâu dài.

Top 10 plugin Affiliate WordPress

1. Affiliates Manager

Plugin Affiliate WordPress Affiliate Manager

Plugin Affiliate WordPress này có quá trình cài đặt đơn giản và tích hợp tốt với các giải pháp thương mại điện tử khác là WooCommerce, Simple Shopping Cart, WP eCommerce, vâng vâng. Nhiều người cho rằng nó là giải pháp affiliate WordPress tốt nhất trên thị trường.

Plugin Affiliates Manager có báo cáo theo thời gian thực. Bạn có thể thấy thống kê lưu lượng dữ liệu và lượt bán ngay khi nó xảy ra.

Với plugin này, bạn không bị giới hạn bởi số lượng affiliate. Vì vậy có thể tối đa hoa hiệu năng qua kênh affiliate.

Plugin này còn giúp bạn quản lý tốt thanh toán. Bạn có thể đặt một mức thanh toán trần hoặc tỉ lệ phần trăm của mỗi affiliate. Còn nữa, bạn có thể đặt thưởng riêng – ví dụ khi bạn muốn tặng thưởng cho ai đó bán tốt.

Cuối cùng, plugin này hỗ trợ dịch thuật nữa. Vì vậy bạn có thể triển khai affiliate diện rộng trên nhiều quốc gia và không ngại rào cản ngôn ngữ. Nhiều nước hơn có nghĩa là thị trường lớn!

Nếu bạn cần các chức năng cao cấp, gói premium có giá cho là$39 for a single site and $97 cho chứng chỉ của lập trình viên

2. AffiliateWP

Affiliate WordPress - AffiliateWP

AffiliateWP dễ cài đặt, không giới hạn affiliate và giám sát lượt affiliate một cách chuẩn xác. Nó hỗ trợ báo cáo theo thời gian thực, về số lượt giới thiệu và số tiền kiếm được, không có lỗi tính toán khi tính phí hoa hồng.

Plugin AffiliateWP  hỗ trợ một click cài đặt. Bạn có thể tích hợp plugin này với nhiều giải pháp eCommerce khác, thậm chí là các dự án từ thiện, vâng vâng.

Plugin này tạo được khu vực affiliate, để người dùng affiliate quản lý được việc của họ dễ dàng. Trong khu vực này, người tiếp thị có riêng bảng điều khiển để giám sát hiệu suất của họ, thu nhập, và những phần hỗ trợ khác.

Trong khu vực creative, affiliate (người giới thiệu) có thể tạo ra link, mã giảm giá, và những hình ảnh bắt mắt để thu hút thêm người xem.

Còn vấn đề thanh toán, bạn có thể thiết lập thủ công tự động thanh toán và quản lý giải ngân. Bạn có thể đặt hoa hồng cố định, hoặc thanh toán cho affiliate một khoảng phần trăm nào đó. Bạn có toàn quyền kiểm soát việc này.

AffiliateWP cũng có bộ tài liệu chi tiết và hỗ trợ trực tuyến. Quan trọng hơn, nó hỗ trợ đến 26 ngôn ngữ để mọi thị trường.

Nếu bạn muốn đầu tư cho plugin này, giá gói personal của nó chỉ 99 USD một năm.

3. ThirstyAffiliates

Nếu bạn muốn hoàn toàn kiểm soát links affiliate của mình thì ThirstyAffiliates rất đáng xem xét. Ngoài việc kiểm soát chương trình affiliate, ThirstyAffiliates còn có các tính năng cho phép bạn quản lý các links affiliate một cách có tổ chức.

Kết quả là bạn có thể quảng bá việc kinh doanh của mình và tránh làm phiền khách hàng bằng cách sử dụng links giới thiệu được-cân-nhắc-kỹ. Chúng tôi gọi đó là mong ước của mọi nhà sản xuất trên thị trường!

plugin affiliate marketing ThirstyAffiliates

Các tính năng thiết yếu của ThirstyAffiliates bao gồm:

  • Từ khóa tự động – sử dụng từ khóa để kích hoạt sử dụng links giới thiệu trong mỗi bài đăng
  • Uncloaking thông minh – làm cho links giới thiệu trở nên thẩm mỹ và đáng nhớ bằng cách sử dụng tính năng cloaking (giấu) link
  • Trình sửa link chủ động – đảm bảo các links luôn cập nhật và không gặp lỗi 404
  • Link định vị địa lý – thiết lập điểm đến khác cho mỗi lượt nhấp từ khách truy cập trên thế giới bằng cách nhắm đến quốc gia của khách truy cập.

Mặc dù ThirstyAffiliate cung cấp gói miễn phí nhưng bạn cần nâng cấp lên gói cao cấp để sử dụng tất cả các tính năng của ThirstyAffiliates. Giá của gói ThirstyAffiliates cao cấp dao động từ $49 – $149/ năm tùy thuộc vào tính năng bạn muốn tham gia.

4. YITH WooCommerce Affiliates

WooCommerce mở rộng dịch vụ sang lĩnh vực thương mại điện tử bằng cách tung ra plugin YITH WooCommerce Affiliates WordPress. Là plugin thương mại điện tử được thiết lập tốt, YITH WooCommerce Affiliates có thể đem đến cho bạn nhiều lợi ích khi được tích hợp với các plugin WooCommerce khác như YITH WooCommerce Subscription và YITH WooCommerce Account Funds.

Ngoài ra, YITH WooCommerce Affiliates không chỉ có khả năng tự hoạt động mà plugin này đặc biệt tập trung vào việc tạo mối quan hệ tương hỗ giữa nhà sản xuất và affiliate bằng nhiều tính năng có lợi ích về sau.

trang web YITH WooCommerce Affiliates

Các tính năng cần thiết của YITH WooCommerce Affiliates bao gồm:

  • Kết hợp người dùng – affiliate dài hạn – sau khi mua hàng qua link giới thiệu của affiliate, các lần mua sau được giới thiệu tương tự như vậy sẽ tính tiền cho affiliate
  • Yêu cầu thanh toán – cho phép affiliates yêu cầu rút tiền hoa hồng
  • Quản lý hoa hồng – thêm hoặc xóa affiliate khi quản lý đơn hàng khi cần thiết

Tương tự như Affiliates Manager, bạn có thể sử dụng gói miễn phí hoặc mua một trong các gói cao cấp. Giá của các gói cao cấp của YITH WooCommerce Affiliates dao động từ $69,99 – $169,99/ năm

5. Affiliates

plugin WordPress Affiliate

Affiliate là một plugin quản lý affiliate khác với nhiều công cụ hỗ trợ phát triển. Nó rất phù hợp cho lập trình viên, những người muốn tùy chỉnh plugin theo mô hình dữ liệu của riêng họ.

Bạn không bị giới hạn số lượng affiliate và được cấp thông tin về hiệu suất của họ. Với plugin này, bạn dễ dàng phân tích số liệu bán hàng để tận dụng tăng tỉ lệ bán hàng lên nữa.

Với phiên bản miễn phí, bạn sẽ có  thể tích hợp với nhiều extensions như WooCommerce Light, Ninja Forms, Contact Form 7, BuddyPress, Captcha, và reCAPTCHA.

Phiên bản pro, bạn còn nhận được nhiều tính năng hơn nữa. Quản lý banner, thiết lập tỉ lệ chia hoa hồng khác nhau, tính năng xuất báo cáo affiliate, tạo file thanh toán hàng và nhiều tính năng khác để tạo các gói thanh toán.

Bạn có thể dùng miễn phí hoặc mua plugin Affiliates Pro cho một site với giá $59.

6. Amazon Auto Links

Bạn có muốn kiếm thêm tiền bằng trang web WordPress của mình không? Hãy thử sử dụng Amazon Auto Links! Tùy vào lĩnh vực của trang web, plugin affiliate WordPress này sẽ tạo links của các sản phẩm mới nhất trong danh mục bạn chọn.

Để sử dụng Amazon Auto Links, bạn cần đăng ký Amazon Associates trước vì các links được tạo sẽ được gắn với Amazon Associates IDs của bạn. Xem bài viết này để biết thêm thông tin về chương trình affiliate marketing của Amazon.

Amazon Auto Links WordPress plugin Affiliate

Các tính năng thiết yếu của Amazon Auto Links bao gồm:

  • Không phụ thuộc vào JavaScript – chạy bổ sung trên cả các trình duyệt tắt JavaScript
  • Bố cục tùy chỉnh – thiết kế template riêng bằng HTML /CSS và PHP
  • Tự động chèn – quyết định nơi hiển thị links bạn muốn

Các tính năng cốt lõi của plugin affiliate WordPress có sẵn miễn phí. Tuy nhiên, bạn có thể nâng cấp nó với mức giá $57,98 – $297,98/ năm tùy thuộc vào chức năng mà bạn đang tìm kiếm.

7. Ultimate Affiliate Pro

Plugin affiliate WordPress ultimate affiliate pro

Ultimate Affiliate Pro là một plugin premium quản lý affiliate khác. Nó tự hào vì có nhiều “tính năng ảo thuật.”

Với plugin này, bạn có thể tạo hệ thống marketing đa tầng cho chương trình affiliate của bạn. Còn nữa, bạn có thể xếp hạng affiliate dựa trên thành quả của họ, sắp đặt cấp độ hoa hồng và thưởng.

Nó cũng có thể tích hợp với các giải pháp khác của WordPress như eCommerce và trang đăng ký thành viên: WooCommerce, Easy Digital Downloads, và Ultimate Membership Pro.

Plugin affiliate này hỗ trợ rất nhiều thứ, như tạo ra khuyến mãi đặc biệt, tạo mã coupon, tạo link, và ví điện tử. Nếu muốn, người dùng còn có thể sử dụng số tiền kiếm được trực tiếp trên website của họ.

Plugin Affiliate WordPress này còn có chương trình Fair Checkout Reward giúp khách hàng quyết định ai sẽ nhận được thưởng khi thanh toán.

Bạn có thể mua plugin Ultimate Affiliate Pro với giá $49 trên Envato market và sẽ được hỗ trợ 6 thnag1, hoặc thanh toán thêm $16.5 để gia hạn hỗ trợ lên 12 tháng.

8. ReferralCandy for WooCommerce

Không giống như plugin chương trình affiliate khác, chương trình affiliate ReferralCandy hướng tới khách hàng chính là những affiliates tiềm năng của họ. Theo đó, ReferralCandy cho phép bạn thưởng cho khách hàng khi họ giới thiệu mọi người đến trang web bằng tiền mặt, giảm giá hoặc các sản phẩm miễn phí.

Chương trình giới thiệu bạn bè không cần đăng ký vì mọi người đều là affiliates. Cùng với việc sử dụng các links giới thiệu cá nhân, bạn sẽ nhận được double-win bằng cách vừa thưởng cho các khách hàng lặp lại của mình, vừa tăng khách hàng mới cùng lúc.

ReferralCandy trang landing page

 

Các tính năng cần thiết của ReferralCandy bao gồm:

  • Trao thưởng tự động – trao thưởng bằng phiếu giảm giá, tiền mặt hoặc quà tặng tùy chỉnh cho khách hàng ngay lập tức
  • Theo dõi giới thiệu và tương tác – ghi lại mọi giới thiệu, mua hàng và chia sẻ được thực hiện từ chương trình giới thiệu
  • Chống gian lận – ngăn ngừa việc tự giới thiệu và doanh số từ những giới thiệu chưa được xác minh

Để sử dụng tất cả các tính năng này, bạn phải mua gói ReferralCandy cao cấp từ $49/tháng hoặc $3999/năm cho doanh nghiệp.

9. Affiliate Royale

plugin WordPress affiliate Affiliate Royale

Plugin Affiliate Royale WordPress tự hào là một hệ thống quản lý affiliate cao cấp và trực quan nhất hiện nay.

Plugin này giúp affiliate tự quản lý nhờ vào giao diện affiliate mạnh mẽ. Trong trang quản lý, affiliate có thể chỉnh sửa thông tin cá nhân của họ, xem traffic và thống kê bán hàng, tải link và banner về, xem lịch sử thanh toán. Về tính năng, Affiliate Royale có rất nhiều điểm tương đồng với AffiliateWP. Ngoài ra, plugin affiliate WordPress này có thể kết nối với giỏ hàng, trang web thành viên và các dịch vụ thanh toán khác nhau như Paypal và Cart66.

Là chủ cửa hàng, bạn sẽ có giao diện admin riêng. Tại đó, bạn xem được báo cao như tổng lượt bán, danh sách các affiliate tốt nhất, lượng traffic và số giao dịch, những khoảng thanh toán hoa hồng chưa hoàn tất.

Bạn có thể thiết lập nhiều cấp độ hoa hồng và hệ thống thanh toán khác nhau. Có nghĩa là bạn là người quyết định ai sẽ nhận được thưởng.

Nếu bạn dùng những nền tảng như WooCommerce, Easy Digital Downloads, Shopp, vâng vâng., bạn kh6ong cần cấu hình Affiliate Royale plugin. Tuy nhiên, nếu bạn dùng Authorize.Net ARB, PayPal và Wishlist Member, và Contact Form 7 bạn cần tự cài đặt nhưng nó sẽ rất đơn giản.

Bạn còn có thể kiểm tra và phân tích tổng lượt bán bằng plugin Affiliate Royale này nữa.

Affiliate Royale có 2 gói hằng năm – phiên bản merchan có giá $85 và phiên bản cho lập trình viên là $165.

10. Post Affiliate Pro

Post Affiliate Pro là một thế lực khác trong lĩnh vực affiliate marketing. Phần mềm này có khả năng thực hiện theo dõi bằng nhiều phương pháp khác nhau và link theo dõi trực tiếp. Do đó, bạn đảm bảo nhận được báo cáo chính xác nhất mà một phần mềm theo dõi affiliate có thể cung cấp.

Hơn nữa, bạn cũng có thể thiết lập các loại hoa hồng khác nhau. Thưởng cho affiliates dựa trên hiệu suất, số lần bán thành công và chuyển đổi được thực hiện qua các links giới thiệu.

plugin affiliate Post Affiliate Pro

Các tính năng cần thiết của Post Affiliate Pro bao gồm:

  • Chia hoa hồng – thưởng cho tất cả affiliates tham gia bán hàng thay vì chỉ thưởng lượt giới thiệu đầu tiên hoặc cuối cùng
  • Theo dõi kênh quảng cáo – khám phá chiến lược quảng cáo tốt nhất cho trang web bằng các phương pháp theo dõi lưu lượng truy cập nâng cao
  • Các chiến dịch riêng tư – tạo chiến dịch riêng tư chỉ hiển thị cho affiliates được chọn

Giá của gói Post Affiliate Pro cao cấp dao động từ $97 – $477/ tháng.

11. EasyAzon

WordPress affiliate plugin easy azon

EasyAzon là một plugin Affiliate Amazon, giúp bạn tạo link tới bất kỳ sản phẩm nào trên Amazon.com.

Bạn không phải duyệt sản phẩm trên trang Amazon site để tìm, thay vào đó bạn sử dụng tính năng tìm kiếm trên trang và tìm trực tiếp trên đó, và lấy link referral ngay lập tức.

Bạn còn có chức năng thêm vào giỏ hàng, kèm theo cookies thời gian dài. Có nghĩa là, khi khách truy cập click vào link của bạn và thêm một sản phẩm vào giỏ hàng, bạn sẽ có thể nhận được hoa hồng khi khách mua sản phẩm đó trong 89 ngày

EasyAzon còn hỗ trợ tích hợp sản phẩm và giải pháp pop up – cách này sẽ nhanh chóng thu hút sự chú ý của khách hàng để tăng tỉ lệ bán hàng.

Với plugin affiliate WordPress, bạn còn có thể tăng lượt bán quốc tế. Nó sẽ tự động chuyển đổi link affiliate để khớp với vị trí khách truy cập. Ví dụ, người dùng ở Anh sẽ tự động thấy link trên Amazon.co.uk links.

EasyAzon có thể dùng được cho những quốc gia có chương trình Amazon Associates affiliate program, bao gồm USA, China, India, Japan, vâng vâng.

Bạn có thể dùng thử EasyAzon miễn phí. Gói cá nhân cho nhiều website có giá 47 USD. Ngoài ra, bạn còn được tặng kèm khóa học Amazon affiliate ultimate.

Lời kết

Chương trình affiliate rất hiệu quả để tăng doanh thu online củab ạn. Bạn có thể người quảng cáo giúp và mở ra thêm kênh bán sản phẩm mới giúp bạn.

Nếu mới bắt đầu, hãy dùng thử các plugin affiliate WordPress như là Affiliate Manager hay Affiliate. Sau đó nếu bạn cần thêm tính năng cao cấp, bạn có thể chuyển sang dùng AffiliateWP hoặc mua thêm các tính năng cao cấp.

Một điều cần nhớ, chương trình affiliate không thể xem nhẹ hoặc làm cho có. Bạn không thể cài plugin là sẽ thấy tiền chảy vào đâu. Bạn sẽ cần bỏ công sức tạo sản phẩm và thiết lập chương trình tốt để có thể tăng doanh thu hiệu quả. Affiliate marketing ngày càng phổ biến hơn do tỷ lệ thành công cao và kết quả lâu dài. Do đó, không gì đáng ngạc nhiên khi phần mềm chương trình affiliate ngày càng mạnh mẽ vì nó có vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình marketing.

Dưới đây là 5 plugin affiliate WordPress hàng đầu của chúng tôi dựa trên các tính năng và giá trị nổi bật mang lại:

  1. AffiliateWP – hệ thống chương trình affiliate mạnh mẽ với các công cụ phát triển
  2. ThirstyAffiliate – toàn quyền kiểm soát các links affiliate
  3. Ultimate Affiliate Pro – hỗ trợ hệ thống tiếp thị đa cấp
  4. ReferralCandy – đưa tiếp thị truyền miệng lên tầm cao mới
  5. Post Affiliate Pro – báo cáo theo dõi chính xác nhờ các phương pháp theo dõi lưu lượng truy cập nâng cao

Khi chọn lựa plugin Affiliate WordPress nào phù hợp nhất cho website của bạn, bạn nên thử từng cái và tự mình quyết định.

Nguồn:https://www.hostinger.vn/huong-dan/plugin-affiliate-wordpress/

Nguyên nhân khiến website bị Facebook chặn link

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất là:

Vi phạm Tiêu chuẩn cộng đồng

Trang web của bạn có thể bị chặn vì “Tiêu chuẩn cộng đồng” nếu nó bao gồm nội dung về mua, bán hoặc giao dịch:

  • Súng
  • Cần sa
  • Thuốc phi y tế
  • Rượu và thuốc lá
  • Những loài có nguy có bị tuyệt chủng
  • Động vật sống
  • Máu người
  • Sản phẩm ăn kiêng
  • Đối với các cửa hàng hợp pháp (ví dụ: cửa hàng vũ khí), Facebook sẽ cho phép một số chủ đề hoạt động, nhưng hạn chế xem đối với những người từ 21 tuổi trở lên.

Tiêu chuẩn cộng đồng cũng bao gồm các chủ đề khác như:

  • Bạo lực và kích động bạo lực
  • Ngôn từ thù địch
  • Gian lận, lừa đảo
  • Khoả thân
  • Spam
  • Đăng tin sai sự thật

Các bạn có thể tham khảo chi tiết Tiêu chuẩn cộng đồng để xem liệu có tiêu chuẩn nào trong số chúng có thể đã bị áp dụng cho website của bạn hay không.

Thuật toán Facebook

Không có cách nào để Facebook có thể xem xét thủ công từng bài đăng. Vì vậy Facebook phụ thuộc rất nhiều vào các thuật toán để chặn URL website.

Ví dụ, có một thuật toán chống spam để ngăn mọi người spam link website của họ. Nếu bạn chia sẻ URL từ website của bạn quá nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn, bạn có thể vô tình kích hoạt thuật toán chống spam của Facebook. Điều này sẽ dẫn đến việc website bị Facebook chặn link.

Hoặc website có thể đã bị chặn vì một lỗi không phải do bạn. Các thuật toán của Facebook không hoàn hảo và đôi khi bạn sẽ không gặp may (đen thôi, đỏ thì quên đi). Ví dụ: có thể website của bạn trông tương tự như một website khác đã bị chặn trước đó.

Báo cáo độc hại

Facebook là một chiến trường nơi nhiều website đang cạnh tranh để được người dùng Facebook chú ý tới. Thay vì cạnh tranh bằng cách cung cấp nội dung thú vị hơn, một số người đã thử loại bỏ đối thủ bằng cách báo cáo các URL là độc hại.

Nếu nhiều người cùng sử dụng hệ thống báo cáo của Facebook để báo cáo website của bạn, thì rất có thể dẫn đến việc website bị Facebook chặn link.

Khắc phục tình trạng website bị Facebook chặn

1. Trước tiên, hãy đảm bảo chắc chắn rằng website của bạn không vi phạm bất cứ tiêu chuẩn cộng đồng nào của Facebook.

  • Nếu trước đó bạn đăng tải nội dung vi phạm chính sách, hãy xóa chúng đi.
  • Nếu website của bạn bị nhiễm mã độc, hãy dọn dẹp sạch sẽ chúng. Tham khảo dịch vụ quét mã độc WordPress miễn phí của chúng tôi trong trường hợp bạn không thể tự xử lý được.

2. Truy cập công cụ Sharing Debugger của Facebook, điền URL website của bạn vào khung rồi click nút Debug.

website-vi-pham-tieu-chuan-cong-dong-cua-facebook

Chờ thông báo hiện ra, click tiếp vào mục let us know.

3. Viết nội dung của bạn vào khung Please explain why you think this was an error rồi click nút Send để hoàn tất.

gui-yeu-cau-go-chan-link-website-len-facebook

Lưu ý:

  • Trước đó bạn nghĩ mình đã vi phạm chí sách gì (hoặc bị “chém nhầm”) và đã giải quyết nó như thế nào thì ghi cụ thể ra, càng chi tiết càng tốt.
  • Bạn có thể ghi bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt vì hiện tại Facebook đã hỗ trợ tiếng Việt rồi.

Việc cuối cùng là thắp hương cầu trời khấn phật và chờ đợi phép màu từ Facebook mà thôi. Chúc các bạn may mắn!

Nguồn:https://wpcanban.com/wordpress/thu-thuat-wordpress/khac-phuc-website-bi-facebook-chan-link.html

Top 10 Plugin tạo diễn đàn bằng WordPress tốt nhất

Bạn đang tìm cách tạo một diễn đàn thảo luận bằng wordpress? Bạn đang muốn tìm một Plugin tạo diễn đàn bằng WordPress tốt nhất?

Bạn đang tìm cách tạo một diễn đàn thảo luận bằng wordpress? Bạn đang muốn tìm một Plugin tạo diễn đàn bằng WordPress tốt nhất? Trong bài viết này, HOSTVN sẽ lựa chọn và so sánh một số plugins giúp tạo diễn đàn bằng WordPress tốt nhất hiện nay qua đó giúp bạn lựa chọn được plugins phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

Mục lục [hide]

Tại sao nên tạo một diễn đàn trên trang web WordPress của bạn?

Diễn đàn trực tuyến là một cách xây dựng cộng đồng hiệu quả nơi khách truy cập trang web của bạn có thể tham gia bằng cách đăng câu hỏi, chia sẻ giải pháp, ý tưởng mới, v.v.

Diễn đàn của bạn có thể là một nền tảng Hỏi & Đáp (câu hỏi và trả lời), thảo luận, nơi chia sẻ kiến ​​thức hoặc khu vực hỗ trợ giải quyết các vấn đề.

Diễn đàn WordPress của bạn sẽ giúp người dùng tham gia vào trang web của bạn. Khi họ tham gia, họ có thể sẽ quay lại, mua sản phẩm của bạn và giới thiệu chúng với bạn bè và gia đình của họ.

Thứ hai, nó là một trong những cách phổ biến và hiệu quả nhất để cung cấp sựu hỗ trợ cho khách hàng của bạn. Khi khách hàng của bạn có câu hỏi hỗ trợ về kỹ thuật hoặc các vấn đề chung chung, họ có thể vào diễn đàn và kiểm tra xem vấn đề đã đã có ai gặp phải hay chưa. Nếu nó là một vấn đề mới, thì họ có thể đăng bài và giải quyết vấn đề của họ.

Cuối cùng, nó mang lại một số giá trị SEO cho trang web của bạn khi một vấn đề được thảo luận và chủ đề trở nên phổ biến. Trong nhiều trường hợp, chủ đề trên diễn đàn vượt xa các loại nội dung khác trong kết quả tìm kiếm. Đôi khi, nội dung do người dùng tạo có ý nghĩa hơn các bài đăng chính thức trên blog của bạn.

Dưới đây sẽ là Top 10 Plugin tạo diễn đàn bằng WordPress tốt nhất hiện nay để giúp bạn có thể tạo diễn đàn bằng WordPress.

Lưu ý: Bạn sẽ cần phải có một trang web WordPress để sử dụng các plugin này. Nếu bạn muốn bắt đầu một trang web mới, thì bạn sẽ cần một tên miền và lưu trữ web.

Để có thể lựa chọn một tên miền phù hợp hãy tham khảo Hướng dẫn cách chọn tên miền tốt cho website của bạn. Đối với hosting bạn có thể tham khảo dịch vụ WordPress Hosting của HOSTVN sử dụng ổ cứng SSD và các công nghệ tiên tiến như Litespeed, CloudLinux, MariaDB và PHP 7.x mới nhất được tối ưu tốt nhất dành cho WordPress.

HOSTVN - WordPress hosting

Top 10 Plugin tạo diễn đàn bằng WordPress tốt nhất

1. bbPress

bbPress - tạo diễn đàn bằng WordPress

Khi nói đến việc tích hợp một diễn đàn vào WordPress, bbPress là một plugin tốt nhất cho việc này. Đây là một dự án của WordPress.org, có nghĩa là nó đã xây dựng tương thích hoàn toàn với WordPress và sử dụng lõi WordPress hiện có để cung cấp các chức năng cho diễn đàn của bạn.

bbPress rất dễ cài đặt, dễ kiểm duyệt và bảo trì. Bất cứ ai cũng có thể dễ dàng tạo một diễn đàn với WordPress bằng cách sử dụng plugin này.

Ưu điểm của bbPress
  • Được xây dựng cho WordPress, bbPress sử dụng cùng lõi WordPress và tuân theo các tiêu chuẩn mã hóa giống như WordPress.
  • Nó có thể tích hợp với bất kỳ giao diện WordPress nào mà không cần sửa đổi giao diện quá nhiều. Ngoài ra còn có một số giao diện WordPress tuyệt vời dành riêng cho bbPress mà bạn có thể sử dụng.
  • Có hơn 200 tiện ích mở rộng dành cho bbPress giúp bạn có thể dễ dàng mở rộng chức năng của nó.
  • bbPress rất nhanh và nhẹ.
  • Bạn có thể dễ dàng tạo các diễn đàn với nhiều trang và duy trì chúng từ một bảng điều khiển.
  • Nó là một phần mềm mã nguồn mở miễn phí, vì vậy bạn có thể sử dụng nó mà không mất bất kỳ khoản phí nào.

Nhược điểm của bbPress

  • Không nhiều tính năng như các CMS diễn đàn chính thức như phpBB, Vanilla Forum, Xenforo.
  • Plugin chính chỉ có các tính năng cơ bản, vì vậy bạn cần cài đặt các tiện ích mở rộng bổ sung để có thêm chức năng.

2. BuddyPress

BuddyPress - tạo diễn đàn bằng WordPress

BuddyPress cho phép bạn xây dựng mạng xã hội của riêng mình với WordPress. Giống như bbPressBuddyPress cũng là một plugin WordPress. Nó tuân theo các thực tiễn và tiêu chuẩn mã hóa tương tự như WordPress.

Với BuddyPress, bạn có thể tạo một cộng đồng trực tuyến với hồ sơ người dùng, luồng hoạt động, nhóm người dùng, nhắn tin và tùy chọn kết nối mạng xã hội.

Tương tự như Facebook, nó cho phép người dùng của bạn thêm bạn bè, gửi tin nhắn riêng tư, tạo nhóm và nhận thông báo.

Tuyệt vời nhất, bạn có thể sử dụng BuddyPress và bbPress cùng nhau và tạo một diễn đàn trực tuyến với tính năng hơn.

Ưu điểm của BuddyPress
  • Dễ dàng tích hợp với bất kỳ giao diện và plugin nào của WordPress.
  • Có hàng trăm plugin và tiện ích mở rộng BuddyPress của bên thứ ba để mở rộng chức năng của nó.
  • Cho phép bạn dễ dàng tạo một mạng xã hội hoàn chỉnh với các luồng hoạt động, hồ sơ người dùng, kết nối mạng xã hội, nhóm, v.v.
  • Nó có phiên bản miễn phí. Tải xuống BuddyPress miễn phí và sử dụng nó trên nhiều trang web, đồng thời nhận được các bản cập nhật thường xuyên.
Nhược điểm của BuddyPress
  • Bản miễn phí thiếu các tính năng nâng cao mà bạn có thể sẽ cần để xây dựng một cộng đồng trực tuyến chính thức. Để mở rộng sức mạnh của nó, bạn sẽ cần phải phụ thuộc vào các plugin của bên thứ ba.

3. ForumEngine

ForumEngine - tạo diễn đàn bằng WordPress

ForumEngine thực sự là một giao diện WordPress biến trang web WordPress của bạn thành một diễn đàn thảo luận. Nó là một giao diện mạnh mẽ được xây dựng đặc biệt để tạo một diễn đàn bằng WordPress. Giao diện hiển thị các chủ đề diễn đàn ngay trên trang chủ của trang web.

Với ForumEngine, bạn có thể tạo các diễn đàn nơi người dùng có thể tương tác theo nhiều cách như đăng chủ đề, câu hỏi, trả lời, thích hoặc không thích một chủ đề. Nó cho phép người dùng nhanh chóng tìm kiếm bất kỳ chủ đề nào trong danh sách với khung tìm kiếm Ajax.

Nó cũng cung cấp một không gian riêng tư cho người dùng của bạn, nơi họ có thể truy cập và quản lý tất cả các hoạt động của họ trong diễn đàn.

Ưu điểm của ForumEngine
  • Nó là một giao diện diễn đàn WordPress, vì vậy bạn không cần cần cài đặt bất kỳ plugin nào để tạo một diễn đàn trong WordPress.
  • Nó cung cấp nhiều tùy chọn kiểu dáng để thay đổi diện mạo của diễn đàn của bạn làm cho nó trông hấp dẫn hơn.
  • Rất nhiều widget để thêm số liệu thống kê diễn đàn, chuyên mục, chủ đề nóng, v.v.
  • Cho phép bạn hiển thị quảng cáo và kiếm thêm thu nhập.
Nhược điểm của ForumEngine
  • Nó là một giao diện diễn đàn, vì vậy, nó rất khó để tạo ra một trang web kinh doanh hoặc thương mại điện tử với nó. Bạn có thể tích hợp nó với blog WordPress của mình, nhưng nó không có tùy chọn để hiển thị sản phẩm, v.v.
  • Nó là một giao diện trả phí. Nếu bạn có ngân sách hạn chế, các tùy chọn miễn phí như bbPress và BuddyPress có thể là lựa chọn tốt hơn.

4. Simple:Press

Simple:Press - tạo diễn đàn bằng WordPress

Simple:Press là một giải pháp đơn giản để thêm một diễn đàn vào trang web WordPress của bạn. Nó cung cấp cả phiên bản miễn phí và trả phí, vì vậy bạn có thể chọn tùy chọn theo nhu cầu của mình.

Sử dụng Simple:Press, bạn có thể tạo các diễn đàn không giới hạn, các nhóm diễn đàn, diễn đàn phụ, diễn đàn riêng tư và công cộng một cách dễ dàng. Bạn cũng có thể khóa và ghim bất kỳ diễn đàn nào. Để cho phép bạn quản lý người dùng, nó có một nhóm người dùng và hệ thống phân quyền mạnh mẽ. Người dùng của bạn có thể tạo hồ sơ mở rộng với múi giờ và nhiều hơn nữa.

Ưu điểm của Simple:Press
  • Tích hợp hoàn toàn vào WordPress, hỗ trợ đăng ký và đăng nhập WordPress.
  • Hỗ trợ cả cài đặt WordPress và multisite tiêu chuẩn.
  • Hơn 70 plugin cao cấp có sẵn để mở rộng các tính năng của nó.
  • Tạo permalinks thân thiện với SEO và bao gồm nhiều tính năng SEO.
Nhược điểm của Simple:Press
  • Phiên bản miễn phí khá cơ bản. Bạn cần phải mua một gói cao cấp để thêm các chức năng nâng cao.

5. wpForo Forum

wpForo Forum - tạo diễn đàn bằng WordPress

wpForo là một plugin diễn đàn WordPress miễn phí đi kèm với nhiều tùy chọn thiết kế và tùy chỉnh. Nó có 3 bố cục thiết kế cho diễn đàn của bạn: Bố cục mở rộng, đơn giản hóa và Hỏi & Đáp. Mỗi bố cục có một thiết kế và tính năng độc đáo. Thêm vào đó, có 6 bộ màu sắc diễn đàn bao gồm cả màu tối.

Sử dụng plugin này, bạn có thể dễ dàng tạo các diễn đàn hiện đại nơi người dùng của bạn có thể tham gia, nhận hỗ trợ cũng như đóng góp. Người dùng có thể đăng câu hỏi, đưa ra câu trả lời, bỏ phiếu, đăng ký chủ đề và nhận thông báo, chia sẻ chủ đề trên phương tiện truyền thông xã hội, v.v.

Ưu điểm của wpForo
  • Nó có sẵn phiên bản miễn phí với các tùy chọn để mở rộng chức năng bằng cách mua các addon trả phí.
  • Các tính năng tích hợp để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), sơ đồ trang web XMLbộ nhớ đệm cachechống spam, v.v.
  • Tích hợp mượt mà với BuddyPress để cho phép thêm nhiều tính năng mạng xã hội hơn.
Nhược điểm của wpForo
  • Phiên bản miễn phí chỉ cung cấp một số tính năng cơ bản. Bạn sẽ phải trả tiền cho các tính năng nâng cao như quản lý quảng cáo, thăm dò ý kiến, trường tùy chỉnh người dùng, nhắn tin riêng tư, v.v.
  • Các của cài đặt plugin hơi phức tạp đối với người dùng lần đầu.

6. Asgaros Forum

Asgaros Forum

Asgaros Forum là một plugin diễn đàn WordPress đơn giản mà bạn có thể sử dụng trên trang web của mình. Nó là plugin diễn đàn tốt nhất cho bất cứ ai đang muốn thêm một trang diễn đàn nhẹ trên các trang web hiện có của họ một cách dễ dàng. Nó rất dễ cài đặt và thêm một bảng thảo luận giàu tính năng trong WordPress.

Ưu điểm của Asgaros Forum
  • Plugin dễ sử dụng và nhẹ cho người mới bắt đầu cũng như các chuyên gia.
  • Các tùy chọn đơn giản nhưng mạnh mẽ có sẵn để quản lý nội dung, thành viên và phân quyền.
  • Thống kê diễn đàn để cho bạn thấy diễn đàn của bạn hoạt động tốt như thế nào.
  • Plugin tương thích nhiều trang.
Nhược điểm của Asgaros Forum
  • Nó không có phần mở rộng để có thêm nhiều chức năng hơn.

7. CM Answers

CM Answers

CM Answers Hỏi cho phép bạn tạo một diễn đàn thảo luận hỏi đáp (hỏi và trả lời) mạnh mẽ trong WordPress. Phiên bản miễn phí cơ bản đi kèm với đủ các tính năng để nhanh chóng thiết lập một diễn đàn trên trang web của bạn.

Nó cho phép người dùng đăng câu hỏi, trả lời các câu hỏi, bỏ phiếu, tải lên tệp, đăng ký danh mục, gửi tin nhắn, v.v. Là quản trị viên, bạn có thể tùy chỉnh câu hỏi, câu trả lời, lọc ra nội dung không mong muốn và quản lý người dùng. Nếu bạn muốn các tính năng bổ sung như đăng bài và thanh toán ẩn danh, bạn có thể mua bổ trợ plugin.

Ưu điểm của CM Answers
  • Tích hợp hoàn hảo với hầu hết các giao diện của WordPress.
  • Người dùng có thể bỏ phiếu cho câu hỏi và câu trả lời.
  • Phiên bản cao cấp có nhiều tính năng hơn bao gồm khả năng chọn câu trả lời tốt nhất, hồ sơ, nhận xét, đăng nhập qua các mạng xã hội, v.v.
Nhược điểm CM Answers
  • Diễn đàn của bạn được giới hạn ở định dạng Q & A.
  • Hầu hết các tính năng hữu ích chỉ có trong phiên bản trả phí.
  • Một số đánh giá trên trang Plugin cho thấy người dùng cảm thấy nó khó sử dụng.

8. WP Symposium Pro

WP Symposium Pro

WP Symposium Pro là một giải pháp thay thế cho BuddyPress. Bạn có thể tạo mạng xã hội của riêng mình bằng cách sử dụng plugin này. Tương tự như BuddyPress hoặc Facebook, nó cho phép người dùng của bạn tạo hồ sơ và tường hoạt động, thêm bạn bè, đặt thông báo qua email, tham gia diễn đàn và hơn thế nữa.

Plugin được thiết kế để hoạt động với bất kỳ giao diện hoặc plugin nào của WordPress. Điều này cho phép bạn thêm nó vào trang web WordPress hiện có.

Ưu điểm của WP Symposium Pro
  • Khả năng tùy biến cao thông qua shortcode – thay đổi màu sắc, phông chữ, nút, v.v … một cách dễ dàng.
  • Có tùy chọn để mua phiên bản Premium hoặc các addon riêng lẻ để thêm các tính năng. Hỗ trợ cao cấp có sẵn cho người dùng sử dụng phiên bản trả phí.
  • Tài liệu với video có sẵn trên trang web Plugin giúp bạn dễ dàng sử dụng hơn.
Nhược điểm của WP Symposium Pro
  • Nhiều tính năng hữu ích chỉ có trong phiên bản trả phí.

9. DW Question and Answer

DW Question & Answer

DW Question and Answer cho phép bạn tạo một hệ thống hỏi đáp (câu hỏi và trả lời) hoàn chỉnh trên trang web WordPress của bạn. Nếu bạn nghĩ đến việc tạo ra một hệ thống như Quora hoặc Stack Overflow, DW Question and Answer là một lựa chọn phù hợp.

Không giống như các plugin diễn đàn thông thường, nó cho phép người dùng của bạn bỏ phiếu cho các câu trả lời, để câu trả lời tốt nhất được đưa lên đầu và các câu trả lời ít ý nghĩa hiển thị cuối cùng. Để biết thêm chi tiết, hãy xem hướng dẫn cách tạo trang web câu hỏi và câu trả lời trong WordPress.

Ưu điểm của DW Question and Answer
  • Bạn có thể sử dụng plugin miễn phí để tạo một hệ thống trả lời câu hỏi cơ bản. Người dùng nâng cao có thể mua phiên bản trả phí để có nhiều tính năng hơn.
  • Hỗ trợ CAPTCHA giúp bạn chống spam.
  • Phù hợp để cung cấp hỗ trợ cho khách hàng/người dùng của bạn.
Nhược điểm của DW Question and Answer
  • Bản miễn phí cho phép bạn tạo một diễn đàn đơn giản ở định dạng câu hỏi và câu trả lời. Nếu muốn các tính năng nâng cao hơn bạn sẽ phải mua bản trả phí.

10. Discussion Board

Discussion Board

Discussion Board là một plugin miễn phí bạn có thể sử dụng để tạo một diễn đàn. Nó rất dễ dàng cài đặt và thiết lập, vì vậy bất kỳ ai cũng có thể xây dựng một diễn đàn trong WordPress mà không cần biết lập trình.

Sử dụng plugin này, bạn có thể cho phép đăng ký và đăng nhập để thu hút nhiều người dùng hơn. Để tránh spam, nó có các tùy chọn để hạn chế đăng lại, kiểm duyệt các bình luận, v.v.

Ưu điểm của Discussion Board
  • Giao diện thảo luận được thiết kế đặc biệt để hoạt động tốt với các plugin. Bạn cũng có thể sử dụng plugin này với bất kỳ giao diện nào bạn thích.
  • Đi kèm với rất nhiều shortcode tiện dụng để hiển thị các biểu mẫu, danh sách các chủ đề, v.v.
  • Một phiên bản trả phí có sẵn cung cấp nhiều tính năng hơn.
Nhược điểm của Discussion Board
  • Phiên bản miễn phí thiếu các tùy chọn mạnh mẽ. Bạn cần phải mua gói trả phí của họ để có nhiều tính năng hữu ích.

Kết luận

HOSTVN hy vọng bài viết này đã giúp bạn tìm thấy plugin tạo diễn đàn tốt nhất cho WordPress. Nếu có bất kỳ ý kiến đóng góp nào các bạn có thể để lại bình luận ở bên dưới.

https://blog.hostvn.net/wordpress/top-10-plugin-tao-dien-dan-bang-wordpress-tot-nhat.html

Cách chèn fanpage vào WordPress

Cách chèn fanpage vào WordPress

Fanpage là gì?

Fanpage Facebook chắc hẳn không còn xa lạ gì đối với các bạn, đó là nơi tập những kiến thức bổ ích được chia sẻ miễn phí, những bình luận tích cực, khách quan, sâu sắc về một vấn đề và cũng có thể là nơi tổ chức các sự kiện,v.v…Với sự tương tác của các thành viên trong nhóm vì vây các bài viết, hoạt động sẽ tốt hơn. Các mặt hàng, sản phẩm hay dịch vụ sẽ được nâng cao hơn từ đó thu nhập và thương hiệu ngày càng tăng.

Fanpage trong website để làm gì?

Một website có chèn fanpage sẽ giúp tương tác với khách hàng tốt hơn, các sự kiện hay hoạt động sẽ được khách hàng cập nhật nhanh chóng, những thắc mắc về vấn đề nào đó sẽ được tư vấn và hỗ trợ khắc phục tốt nhất, hay những thủ thuật giúp thao tác dễ dàng với website v.v…

với mức độ lan tải thông tin như fanpage facebook các sản phẩm, dịch vụ sẽ được quảng bá đi rất nhanh không những những khách hàng đang có nhu cầu mà còn có thể tác động đến những khách hàng tiềm năng.

Một website có fanpage với nhiều bình luận tích cực từ phía khách hàng đã trải nghiệm sẽ tạo ra sự tin tưởng nhất định và xóa bỏ những suy nghĩ nhiều chiều từ phía những khách hàng mới.

Cách chèn fanpage facebook vào WordPress

Để chèn fanpage vào WordPress thì trước hết bạn phải tạo một fanpage trên facebook sau đó truy cập vào https://developers.facebook.com/docs/plugins/page-plugin. Trong trang này bạn có một vài chức năng cho phép tùy chỉnh như thêm một mục Event trong phần Tab, thay đổi chiều cao và chiều rộng mặc định, v.v…Tùy chỉnh xong thì lựa chọn lấy mã

Giao diện của trang developers.facebook.com/docs/plugins/page-plugin

Chọn Tab Frame rồi coppy đoạn code hiển thị trong đó

Lựa chọn tab IFrame rồi coppy đoạn code sau

Bước tiếp theo truy cập vào trang quản trị website -> Appearance -> Widgets. Lựa chọn 1 khung Text kéo thả vào trang bạn muốn hiển thị fanpage, Trong bài này là trang footer

Kéo một khung text vào một phần của website

Mở khung Text này ra và chuyển sang chế độ viết kiểu text rồi dán đoạn mã vừa coppy vào, bạn cũng có thể đặt cho nó một cái tiêu đề. Sau khi đã ưng ý thì nhớ Save lại và refresh trang web của mình để xem thay đổi

Đặt title và dán đoạn code vừa coppy vào khung văn bản kiểu text

Vậy là xong! thật đơn giản phải không nào

Lời kết

chèn fanpage vào WordPress tuy đơn giản nhưng tầm quan trọng và lợi ích mà fanpage mang lại cho một website thì không hề nhỏ chút nào. Hãy chú ý đến việc chèn fanpage vào website của mình để tối đa lợi ích của mình nhé. Hy vọng bài viết trên đây bổ ích với các bạn, chúc các bạn thành công.


5 plugin hỗ trợ quét mã độc WordPress được nhiều người tin dùng

Thường có rất nhiều người hỏi rằng, có plugin nào quét mã độc WordPress không? Câu trả lời của mình là CÓ, CÓ và CÓ.

Có cả công cụ miễn phí và trả phí sẵn có để quét mã độc website WordPress của bạn để tìm mã độc hoặc đoạn code không mong muốn. Thông thường, phần mềm độc hại và mã độc có thể không được chú ý trong một thời gian dài, trừ khi bạn thường xuyên quét trang web của mình.

Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn bạn cách để quét trang web WordPress của bạn, tìm phần mềm độc hại và mã độc tiềm ẩn bằng 5 plugin quét mã độc trên WordPress.

Phần mềm độc hại tiếp cận trang web của bạn như thế nào?

Người dùng WordPress có nhiều người lựa chọn về theme wp mà họ thích, cả có miễn phí và trả phí. Một điều mà người dùng nên đề phòng trong khi chọn theme, đó là những đoạn mã (code) không mong muốn được nhúng trong các theme.

Đối với hầu hết, nó không được chú ý vì phần lớn người dùng không phải là nhà phát triển, đó là lý do tại sao bạn nên có một quy trình để scan website WordPress tìm phần mềm độc hại.

Phan-mem-doc-hai-tiep-can-trang-web-wordpress

Đặc biệt thận trọng khi mua các theme đến từ trang web bên thứ ba (không phải của tác giả) hoặc tải về các theme miễn phí không rõ nguồn gốc, đặc biệt cảnh giác với các theme null trên mạng. Điều này là do một số nhà cung cấp có chủ đích “phi đạo đức” có thể nhúng mã độc gây hại cho trang web của người dùng.

Các đoạn code này có thể là những đoạn code vô hại hoặc ít gây hại. Nhưng chúng cũng có thể gây hại, đủ để làm sập hoàn toàn trang web của bạn. Các đoạn code này thường được nhúng vào một cách kín đáo, nhiều khả năng bạn sẽ không bao giờ để ý đến.

Theme không phải là cách duy nhất để mã độc tấn công trang web của bạn. Chúng có thể được bao gồm trong các plugin, trong phần bình luận bằng cách hack hoặc tấn công brute force.

Đôi khi, bạn có thể chọn cài đặt phần mềm đi kèm với một số ứng dụng phổ biến mà bạn tải xuống và cài đặt. Phần mềm đó thường có thể là phần mềm độc hại hoặc phần mềm gián điệp, được ngụy trang dưới một tính năng bổ sung. Bạn có thể vô tình cho phép các tùy chọn này trên trang web của mình, nơi phần mềm độc hại ẩn nấp, thường thêm nhiều phần mềm độc hại vào trang web.

Tại sao hacker lại muốn nhúng phần mềm độc hại vào website?

Phần mềm độc hại được nhúng bởi tin tặc để có thể là:

  • Thêm backlink và chuyển hướng đến các trang web mà họ mong muốn
  • Theo dõi khách truy cập website của bạn
  • Thêm các banner hoặc quảng cáo của riêng họ
  • Truy cập thông tin cá nhân nhạy cảm như tên, mật khẩu và địa chỉ email
  • Đánh sập website của bạn vì một lý do nào đó hoặc chỉ để cho vui

Phần mềm độc hại không phát hiện sớm thì hacker có nhiều cơ hội để khai thác. Họ có thể tiếp tục sử dụng trang web của bạn để thu thập thông tin, gửi email spam và lây nhiễm cho khách truy cập của bạn.

Khi nào nên quét mã độc website WordPress của bạn?

Thời điểm tốt nhất để quét trang web WordPress của bạn để tìm mã độc và phần mềm độc hại là ngay bây giờ.

Nen-quet-ma-doc-website-WordPress-ngay-bay-gio

Nhiều người mới bắt đầu làm website WordPress thường không cài đặt trình quét bảo mật WordPress ngay lập tức, điều này có nghĩa là phần mềm độc hại hoặc mã độc có thể không được chú ý trong một thời gian dài.

Nhiều người dùng không nhận thấy bất cứ điều gì cho đến khi một số dấu hiệu nhận biết khiến họ nghi ngờ. Xem danh sách các dấu hiệu phổ biến cho thấy trang web WordPress của bạn đã bị hack.

Ngay cả khi trang web WordPress của bạn không bị hack hoặc không bị ảnh hưởng, bạn vẫn nên tìm hiểu cách quét website WordPress của mình để tìm mã độc. Điều này sẽ giúp bạn bảo vệ website của mình, chống lại các cuộc tấn công trong tương lai.

Quan trọng nhất, bạn có thể nâng cao bảo mật WordPress giúp bảo vệ website WordPress của mình như một chuyên gia (nó không yêu cầu bất kỳ kỹ năng hoặc kỹ thuật nào).

Thay đổi thói quen về bảo mật sẽ giúp ích bạn rất nhiều

>> Bài viết nên đọc: 3 cách cài đặt plugin WordPress đơn giản nhưng hiệu quả.

5 plugin quét mã độc WordPress

Sử dụng 1 trong 5 plugin sau sẽ giúp website WordPress bạn phát hiện và loại trừ được những phần mềm độc hại và tiềm ẩn.

1. Sucuri

Plugin-quet-ma-doc-Wordpress-Sucuri

Sucuri là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực bảo mật WordPress. Họ có một dịch vụ trả phí, nhưng cũng cung cấp tính năng quét WordPress miễn phí (sẽ hạn chế một số tính năng).

Để nhanh chóng quét website của bạn, bạn cần cài đặt và kích hoạt plugin Sucuri Security miễn phí.

Plugin giúp kiểm tra các tệp trên site WordPress của bạn để xem chúng có bị thay đổi không. Nó cũng quét các mã độc, iframe, liên kết và những hoạt động đáng ngờ.

Giá trị thực sự đến từ các gói trả phí của họ, đi kèm với bảo vệ tường lửa WordPress tốt nhất. Ứng dụng tường lửa DNS trên trang web của họ chặn mọi hoạt động đáng ngờ hoặc phần mềm độc hại ngay cả trước khi nó truy cập trang web của bạn.

Tường lửa Sucuri cũng hỗ trợ cho các nội dung tĩnh trên trang web của bạn thông qua CDN của riêng họ, giúp tăng hiệu suất đáng kể và cải thiện tốc độ WordPress.

Quan trọng nhất, nếu trang web của bạn bị ảnh hưởng, các chuyên gia Sucuri sẽ làm sạch trang web của bạn mà không mất thêm chi phí.

Bạn biết đấy, việc làm sạch một website WordPress bị hack là khá khó, ngay cả đối với người dùng WordPress có kinh nghiệm. Nếu bạn có các chuyên gia bảo mật thực sự để clean trang web của bạn, đó là một sự an tâm rất lớn cho các chủ doanh nghiệp.

Nếu bạn hoặc công ty, doanh nghiệp của bạn có kinh doanh online thông qua website của mình, lựa chọn Sucuri là giải pháp hợp lý.

2. Wordfence

Plugin-quet-ma-doc-Wordpress-Wordfence

Wordfence là một plugin bảo mật WordPress phổ biến khác, cho phép bạn dễ dàng quét website WordPress để tìm những đoạn code đáng ngờ, backtime, URL độc hại và các nhiễm độc known-patterns.

Plugin này sẽ tự động quét mã độc WordPress của bạn trong nền và bạn cũng có thể thiết lập để bắt đầu quét bất kỳ lúc nào.

Bạn có thể xem tiến trình quét trong các hộp thông báo màu vàng trên trang quét. Sau khi quét xong, Wordfence sẽ hiển thị kết quả cho bạn.

Nó sẽ thông báo cho bạn nếu tìm thấy bất kỳ đoạn mã đáng ngờ, nhiễm độc, phần mềm độc hại hoặc các tệp bị hỏng trên trang web của bạn. Nó cũng sẽ đề xuất các hành động cụ thể cho bạn, giúp bạn có thể thực hiện để khắc phục các vấn đề đó.

Wordfence cũng đi kèm với một ứng dụng tường lửa. Tường lửa này giúp bạn ngăn chặn các cuộc tấn công brute force.

3. iThemes Security

Plugin-quet-ma-doc-Wordpress-iThemes-Security

Được tải xuống bởi hơn 800.000 người dùng WordPress, plugin iTheme Security là một trong những lựa chọn phổ biến nhất để quét mã độc WordPress, giúp bảo vệ trang web của bạn.

Phiên bản miễn phí của plugin này cung cấp hơn 30 lớp bảo vệ và bảo mật, bao gồm kiểm tra 1 trang web “Secure Site”, kiểm tra phần mềm độc hại (thông qua Sucuri SiteCheck), thực thi mật khẩu mạnh, bảo vệ tấn công brute force, sao lưu cơ sở dữ liệu, phát hiện thay đổi tệp và nhiều hơn thế nữa.

Nếu bạn muốn có thêm nhiều lớp bảo vệ hơn nữa, hãy nâng cấp lên iTheme Security Pro. Trên bản bản cao cấp sẽ cung cấp cho bạn thêm các tính năng như: xác thực 2 lớp, quét phần mềm độc hại theo lịch trình, thông báo hết hạn mật khẩu, so sánh tệp lõi WordPress và hơn thế nữa.

Plugin cao cấp có giá $80/năm, có thể hơi cao đối với một số blogger, nhưng đó là giá trị thực sự hữu ích đối với sự an toàn và bảo mật cho website WordPress của bạn.

4. MalCare Security

Plugin-quet-ma-doc-Wordpress-MalCare-Security

MalCare là một giải pháp bảo mật hoàn chỉnh, được phát triển sau khi phân tích hơn 240.000 trang web WordPress.

Đây tuy là plugin miễn phí nhưng sẽ giữ cho trang web của bạn được bảo vệ khỏi phần mềm độc hại, tin tặc và phần còn lại.

Công nghệ phát hiện phần mềm độc hại sớm giúp website bạn thoát khỏi blacklist trong mắt Google hoặc bị chặn bởi các máy chủ web. MalCare có thể phát hiện thành công phần mềm độc hại phức tạp, thường ít khi bị phát hiện trong các plugin phổ biến khác.

Plugin tập trung vào tính chính xác của việc xác định phần mềm độc hại và giảm đáng kể số lượng báo cáo sai. Điều này có nghĩa, bạn chỉ được cảnh báo khi plugin đã dính hoặc lây nhiễm phần mềm độc hại.

Tấn công Brute force rất phổ biến đối với các website WordPress và do đó, ứng dụng tường lửa web và bảo vệ đăng nhập được tự động kích hoạt trong plugin miễn phí này. Nó giúp bảo vệ trang web của bạn 24/7 khỏi bot và tin tặc.

Phiên bản cao cấp sẽ tự động xóa phần mềm độc hại đã được tìm thấy trên trang web của bạn. Một số tùy chọn sẽ có thêm trên bản cao cấp như: chặn IP, bảo vệ đăng nhập và làm giảm bề mặt tấn công tiềm năng (website hardening).

5. Anti-Malware Security

Plugin-quet-ma-doc-Wordpress-Anti-Malware-Security

Anti-Malware Security là một plugin bảo mật WordPress rất mạnh mẽ khác, có thể giúp bạn quét website WordPress để tìm mã độc và phần mềm độc hại.

Plugin tìm kiếm các đoạn code đáng ngờ, tập lệnh, mối đe dọa từ file .htaccess, backdoors (cửa hậu) và nhiễm độc known-patterns trong tất cả các thư mục và tệp tin trên trang web bạn. Tính năng quét toàn diện có thể mất một lúc để hoàn thành.

Tác giả tạo ra plugin này luôn tích cực duy trì, cải thiện và cập nhật để phát hiện các mối đe dọa mới khi chúng được phát hiện.

Hãy nhớ rằng, plugin có thể hiển thị rất nhiều mối đe dọa tiềm ẩn nhưng cũng có thể những hiển thị đó là không đúng. Bạn sẽ phải so sánh thủ công các tệp đó với các tệp nguồn để tìm chính xác những tệp tin nào có nguy cơ tiềm ẩn cao trên website của bạn.

Plugin cũng bao gồm thêm tùy chọn tường lửa, đó là tường lửa cấp phần mềm, nhưng sẽ kém hiệu quả hơn so với tường lửa cấp DNS.

Scan virus online – Tool quét mã độc website online

Ngoài cách dùng plugin để quét mã độc WordPress, còn một cách khác để tìm mã độc tìm ẩn trên website của bạn, đó là check virus online thông qua các website.

Mỗi công cụ scan này sẽ có những điểm nổi bật riêng của nó. Chúng đều miễn phí hoặc cho bạn dùng thử đến 14 ngày (không cần thẻ tín dụng).

1. Sucuri SiteCheck

Scan-virus-online-Tool-quet-ma-doc-website-online-Sucuri-SiteCheck

Sucuri SiteCheck là một trong những công cụ quét website miễn phí rất nổi tiếng, được nhiều người tin dùng.

Để quét malware, bạn chỉ nhập URL vào là xong.

Sucuri SiteCheck giúp bạn:

  • Quét malware trên website
  • Kiểm tra virus trên website
  • Kiểm tra trang web có bị liệt vào danh sách blacklist hay không
  • Kiểm tra theme wordpress và các plugin đã được cập nhập chưa
  • Kiểm tra mã nguồn website có lỗi hay không
  • Check mã độc website

Lưu ý: Sucuri SiteCheck không thể quét mã độc hoàn toàn được, vì nó chỉ quét được những file có trên server.

2. Mozilla Observatory

Scan-virus-online-Tool-quet-ma-doc-website-online-Mozilla-Observatory

Observatory là một dự án miễn phí giúp kiểm tra bảo mật website của bạn, đến từ Mozilla – công ty công nghệ rất nổi tiếng với trình duyệt Firefox.

Trên Observatory tích hợp gần như tất cả các thử nghiệm riêng của chính mình. Ngoài ra, có thêm một số thử nghiệm được tích hợp từ bên thứ 3 như SSL Labs.

Website của bạn sẽ được chẩn đoán chi tiết trong 4 phần:

  • HTTP Observatory
  • SSH Observatory
  • TLS Observatory
  • Third-party Tests

Observation miễn phí 100%. Vì thế nếu có thời gian hãy bắt đầu ngay với Observation để kiểm tra mã độc wordpress.

3. Detectify

Scan-virus-online-Tool-quet-ma-doc-website-online-Detectify

Khác với 2 công cụ ở trên, Detectify có tính phí, lên tới $60/tháng. Nhưng, “đắt xắt ra miếng” đấy.

Detectify sẽ quét website bạn lên tới 1500+ lỗ hổng bảo mật, bao gồm: CORS, Top 10 của OWASP và Amazon S3.

Phương pháp scan của Detectify rất độc đáo và chất lượng. Đây là công cụ được viết bởi hơn 150 hacker mũ trắng trên khắp thế giới, đóng góp để xây dựng nên hệ thống quét tự động này.

Mặc dù phải trả phí nhưng bạn có thể quét mã độc với bản dùng thử miễn phí 14 ngày (không cần thẻ tín dụng).

Để scan được website, bạn cần xác minh trang web của mình. Việc làm này cũng rất đơn giản, như cài đặt Google Analytics (như thêm thẻ meta và tải file lên…).

Nếu website bạn đang lưu nhiều thông tin nhạy cảm của khách hàng, đầu tư Detectify để bảo mật website là điều nên làm.

4. SSLTrust

Scan-virus-online-Tool-quet-ma-doc-website-online-SSLTrust

Tiếp đến là SSLTrust – công ty cung cấp SSL (Secure Sockets Layer – tiêu chuẩn của công nghệ bảo mật toàn cầu giúp mã hoá giữa máy chủ Web server và trình duyệt).

Ngoài cung cấp SSL, họ còn có một công cụ để scan website online, tìm ra lỗi bảo mật có trên website bằng 66+ dịch vụ khác nhau.

SSLTrust sẽ dựa trên kho dữ liệu khổng lồ có từ bên thứ 3 để quét:

  • OpenPhish
  • Google Safe Browsing
  • Avira
  • Opera blacklist
  • Sucuri SiteCheck
  • Comodo

Tuy nhiên, điểm hạn chế của tool này là mọi bài test khác chỉ đánh giá: pass/fail. Do đó, bạn nên kết hợp thêm với một số tool có khả năng quét tất cả các file có trên server.

5. WPScan

Scan-virus-online-Tool-quet-ma-doc-website-online-WPScan

WPScan là công ty chuyên kiểm tra lỗ hổng bảo mật trên WordPress, được tài trợ bởi Automattic – công ty của Woocommerce và WordPress.com.

Vì nó tập trung hoàn toàn vào WordPress nên sẽ không phải là sự lựa chọn tốt nếu bạn đang dùng nền tảng khác.

Bạn có thể thoải mái cài đặt, cấu hình… công cụ này vì bộ source code có sẵn trên GitHub hoặc có thể sử dụng plugin miễn phí WPScan chính chủ trênWordPress.org

Có 2 lựa chọn rất tốt để bạn lựa chọn cho cloud service:

  • WPScan.io – quét miễn phí mỗi tháng và sẽ mất phí cho quét hàng ngày (được đề xuất từ nhà cung cấp)
  • WPSec – Dịch vụ từ bên thứ 3 của Triop AB

Làm thế nào để loại bỏ mã độc trên web WordPress?

Điều đầu tiên bạn cần làm là thay đổi ngay lập tức tất cả mật khẩu WordPress của bạn. Bao gồm tài khoản người dùng WordPress, tài khoản lưu trữ WordPress, tài khoản người dùng FTP hoặc SSH và mật khẩu cơ sở dữ liệu WordPress của bạn.

Điều này đảm bảo rằng, nếu một trong những mật khẩu này bị xâm phạm, thì tin tặc sẽ không thể sử dụng nó để lấy lại quyền truy cập.

Tiếp theo, bạn cần tạo một bản sao lưu WordPress hoàn chỉnh bằng cách sử dụng plugin hoặc thủ công thông qua phpMyAdmin và FTP. Bước này đảm bảo rằng, nếu có điều gì đó xảy ra trong quá trình dọn dẹp, bạn vẫn có thể quay lại trạng thái trước khi bị nhiễm mã độc.

Sau đó, nếu có điều kiện mình khuyên bạn nên thuê một chuyên gia bảo mật WordPress để dọn dẹp website cho bạn. Bạn có thể tham khảo Sucuri, mỗi gói trả phí của họ đều bao gồm dịch vụ loại bỏ phần mềm độc hại. Ngay cả khi trang web của bạn đã bị ảnh hưởng, họ sẽ làm sạch nó cho bạn.

Lam-the-nao-de-loai-bo-ma-doc-tren-web-WordPress

Hoặc, bạn cũng có thể tự mình làm sạch nó. Đó là công việc khó khăn và có thể mất rất nhiều thời gian của bạn. Hãy giữ bình tĩnh và làm theo các hướng dẫn của WPBeginner – Beginner’s Guide to Fixing Your Hacked WordPress Site.

Hoặc bạn có thể tham khảo 2 bài viết sau:

Lời khuyên: Nên cẩn thận với các theme, plugin không rõ nguồn gốc

Kết luận

Vậy là mình đã giới thiệu đến bạn 5 plugin quét mã độc WordPress rồi. Là người dùng WordPress bạn thấy bài viết này thế nào?

Mình hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu và biết cách quét website WordPress của mình để tìm ra những phần mềm độc hại và các mã độc hại tiềm ẩn. Nếu bạn có plugin nào hữu ích hơn thì cho mình biết bằng cách comment bên dưới.

Chúc bạn thành công! Share để những người dùng WordPress cùng biết nhé!

Hướng dẫn cách tự tạo ra một website bằng wordpress của riêng bạn từ A đến Z

 

Từ hồi còn đang đi học cấp 3 tôi đã tự hỏi không biết làm cách nào mà người ta có thể tạo ra được một website với nội dung thông tin hấp dẫn và thu hút được người truy cập đến website của họ nhỉ?Liệu mình có thể tự tạo ra được một website như của họ hay không hay đó chỉ là một mơ ước quá xa vời với tôi vì để có thể tạo ra một website như họ thì đòi hỏi nhiều kiến thức và kỹ năng kỹ thuật liên quan đến thế giới web và internet mà với vốn kiến thức ít ỏi của mình liệu tôi có thể tạo ra được một website như thế hay không?Câu hỏi và niềm ước mơ sở hữu cho riêng mình một website mà tôi có thể tự xây dựng nó,quản trị nó và phát triển nó luôn lởn vởn trong đầu tôi và thôi thúc tôi tìm hiểu xem liệu có cách nào để thực hiện được ước mơ nhỏ nhoi đó hay không trong khi mình không phải là một người có chuyên môn chuyên sâu về lập trình web và internet như dân công nghệ thông tin chứ?

Và sự khát khao chinh phục ước mơ sở hữu cho riêng mình một website đã thôi thúc tôi tự tìm hiểu cách thức để người ta có thể tạo ra một website với nội dung được cập nhật thường xuyên ,có tính hoạt động và cao hơn nữa là thu hút được một lượng độc giả ,khán giả nhất định ghé thăm website của mình để từ đó mình có thể phát triển website với một mục đích xa xôi hơn nữa là tạo ra được một khối lượng nội dung thú vị,hữu ích phù hợp với nhiều đối tượng người đọc và biến nó thành một sản phẩm nội dung số thú vị và tôi có thể kiếm được một số nguồn thu nhập thụ động nho nhỏ từ các hình thức quảng cáo online hay affliate marketing,googleadsense….phục vụ nuôi dưỡng niềm đam mê web của mình .

Tôi đã dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu và học tập từ nhiều nguồn khác nhau và rồi nhờ sự phát triển rất nhanh của công nghệ và các hướng dẫn chỉ dẫn ứng dụng công nghệ từ khắp nơi trên thế giới internet tôi cũng đã tìm được câu trả lời cho ước mơ vô cùng nhỏ bé của tôi là tự tạo ra được cho chính bản thân mình một website cá nhân của chính mình và tôi có toàn quyền xây dựng phát triển và quản trị nội dung của nó theo ý mình muốn và tôi cũng đã bước đầu tìm cách biến website của mình thành một cỗ máy kiếm tiền thụ động trên internet trong những lúc rảnh rỗi hay khoảng thời gian vô công rỗi nghề của tôi và sự thực là tôi cũng đã bước đầu kiếm được những đồng dola đầu tiên từ website của mình và website của tôi mà tôi đang nói đến với bạn chính là website này của tôi:http://kenhcapnhatcongnghe.com ngoài ra tôi còn đang phát triển thêm một website khác nữa với tên miền là https://caocongnghe.com các bạn ghé thăm ủng hộ cho sự phát triển của nó giúp tôi nhé.

Đến đây có phải bạn thấy từ đầu đến giờ tôi toàn khoe khoang trời ơi đất hỡi ở đâu đó mà chẳng đem lại được cho bạn được điều gì hữu ích cả phải không toàn thứ ba linh tinh gì gì đó chứ gì.Vậy tôi viết ra những điều đó có tác dụng qué gì chứ thì đây bạn nhé tôi đang nói về ước mơ của tôi nhưng các cụ có câu ‘từ bụng ta suy ra bụng người’  tôi lắng nghe mong muốn của bản thân mình một người đam mê kỹ thuật từ hồi còn choai choai giờ thì tôi cũng đã cứng lắm zùi và tôi hiểu chắc chắn ở bên ngoài kia sẽ cũng có những chàng tuổi trẻ khát khao chinh phục thế giới công nghệ đầy thú vị nhưng không kém phần gian nan thử thách cho những ai muốn đặt chân và bước đi trên những con đường trong thế giới kiến thức rộng bao la và cũng hết sức thú vị chẳng kém những bí ẩn của vũ trụ hay sự lôi cuốn của những cuốn tiểu thuyết trinh thám nổi tiếng đâu,cái thế giới mà tôi nói đến đó chính là thế giới internet nơi mà những website ngự trị nơi hàng trăm hàng ngàn con người cá nhân tổ chức,doanh nghiệp,chính phủ ….chia sẻ với  người khác những kiến thức hữu ích,nơi giải trí vô cùng vô tận như vũ trụ bao la ,nơi các doanh nghiệp vận hành cỗ máy kiếm tiền online của họ hoàn toàn tự động hay ít ra thì họ có thể tiếp cận với khách hàng ở bất kỳ đâu trên thế giới mà cách thức tiếp cận truyền thống không có khả năng đảm nhiệm được,nơi mà thông tin được truyền đạt,xử lý và tác động đến mọi đối tượng tượng tác với những nguồn thông tin đó-đó chính là thế giới của những website và hệ thống mạng internet toàn cầu với lượng thông tin khổng lồ như là vô cùng vô tận.

Và tôi biết một điều là đang có hàng trăm hàng ngàn cá nhân tổ chức ,doanh nghiệp,chính phủ đang ở trong cái dòng chảy kinh doanh ,lưu thông hàng hóa tiền tệ,tương tác lẫn nhau trong thế giới website và internet đó.Và sự thực là họ đã thực sự kiếm tiền ,kinh doanh,trao đổi buôn bán thông qua những website của cá nhân ,tổ chức doanh nghiệp,chính phủ tấp lập chẳng kém cạnh gì so với những hoạt động của cuộc sống bên ngoài thế giới thực cả.Và tôi biết giờ đây ước mơ sở hữu cho riêng mình một website cá nhân và kiếm tiền từ nó là hoàn toàn có lý và thực sự nó không viển vông vì website mà tôi tự tạo ra giờ đây đã trở thành công cụ để có thể kiếm thêm thu nhập thụ động online một cách tự động nhờ nội dung phong phú và có tác dụng cho một nhóm độc giả nhất định nào đó ngoài kia trong thế giới thực sự của chúng ta.Nội dung website của tôi đã phần nào giúp được người khác có một nguồn thông tin cơ sở,chỗ dựa thông tin giúp giải đáp được những thắc mắc hay vấn đề của họ và đổi lại tôi có thể có được những thu nhập vô cùng nhỏ bé mà độc giả vô tình tạo ra từ những thao tác tương tác của họ  với thông tin trong nội dung mà website của tôi đem lại.Đó là sự tương tác qua lại rất bình đẳng có lợi cho cả hai bên người đọc và người tạo ra nội dung website như tôi.

 

Vậy tóm lại ý tôi muốn nói là gì đây chứ?à đơn giản tôi chỉ muốn nói với các bạn rằng nếu bạn có thể tự mình tạo ra một website thì bạn hoàn toàn có thể xây dựng nội dung cho nó,phát triển nó và kiếm tiền từ nội dung hữu ích mà bạn tạo ra và bạn có thể có doanh thu thực từ website của mình đấy các bạn  nhé.

Ở đây tôi sẽ chia sẻ với bạn cách để tạo ra một website với wordpress ,tạo nội dung và phát triển website đó lên một tầm cần thiết để nó được nhiều người biết đến .Sau khi website của bạn vận hành trơn tru và có lưu lượng ổn định và tăng dần đều rồi tôi sẽ chỉ tiếp cho bạn cách làm thế nào để kiếm tiền online từ website của bạn nhé.

Phần bài viết dưới đây tôi sẽ ưu tiên chỉ ra cho bạn cách để tự mình tạo ra một website với wordpress và quản trị nó (xây dựng nội dung,tạo sitemap,khai báo sitemap của website của bạn với google,yêu cầu google lập chỉ mục các bài viết,thêm công cụ google analysis vào mã nguồn của website của bạn,theo dõi thống kê về lưu lượng truy cập,hành vi người truy cập và nhiều thông số liên quan đến việc phân tích hoạt động về website của bạn với google analysis…).

Hướng dẫn cách tự tạo ra một website bằng wordpress của riêng bạn từ A đến Z

Có một điều may mắn mà tôi đã được hưởng lợi là các nhà phát triển website chuyên nghiệp đã làm việc và chia sẻ một cách rộng rãi với tất cả mọi người sử dụng trên thế giới internet một hệ quản trị nội dung website mã nguồn mở CMS(content management system)có tên là WORDPRESS mà tôi cho là dễ dàng tiếp cận và sử dụng,cài đặt với hầu hết mọi người để mọi người có thể sử dụng hệ quản trị nội dung đó tạo ra cho mình một website wordpress hoàn toàn hoàn hảo và vô cùng dễ sử dụng cũng như rất linh động trong việc thay đổi thêm bớt rất nhiều thông số thành phần liên quan đến một website.Với hệ quản trị nội dung này ta sẽ có nguyên liệu đầu tiên để xây lên một ngôi nhà là website của bạn.

Ta sẽ tải hệ quản trị nội dung web này (CMS-Wordpress) tại trang chủ của hãng tại địa chỉ :https://wordpress.org/

Bạn hãy tải một bản WordPress.zip (giả sử tôi sẽ tải bản wordpress-5.6.zip về )từ trang chủ :https://wordpress.org/ bằng cách click vào nút “Get wordpress” trên đó nhé rồi lưu vào đâu đó trên máy tính của bạn và bạn cứ để đó đã lát nữa ta sẽ sử dụng đến nó sau.Đến đây ta đã có thành phần thứ nhất để tạo lên trang web wordpress rồi nhé ,nhưng ta cứ để đó đã lát nữa ta mới cần dùng đến nó .

Như bạn biết đây để xây dựng được một ngôi nhà thì ngoài các loại gạch đá cát sỏi xi măng,gỗ,sắt…gọi chung là các thành phần nguyên vật liệu để làm ra một ngôi nhà thì câu hỏi đầu tiên ta phải trả lời là ta phải chọn xây ngôi nhà đó ở đâu tức là ta phải có một mảnh đất để từ đó ta mới xây một ngôi nhà trên mảnh đất đó phải không nào,không có đất để xây nhà thì cho dù bạn đã có nguyên vật liệu đầy đủ rồi thì cũng sẽ chẳng thể nào tạo ra một ngôi nhà được.

Cũng hoàn toàn tương tự như vậy một website nếu chỉ có hệ quản trị nội dung wordpress mà ta vừa tải xuống được ở trên thì chưa đủ ta cần phải chọn một nơi lưu trữ website của mình đồng thời chọn cho nó một cái tên để định danh trang web để người dùng có thể nhớ đến trang web của bạn và dùng cái tên đó truy cập vào trang web của bạn một cách dễ dàng nhất đã bạn nhé.Nơi lưu trữ trang web của bạn và tên định danh trang web của bạn mà tôi đề cập đến ở đây nó liên quan đến hai dịch vụ gọi là dịch vụ đăng ký tên miềndịch vụ hosting từ các nhà cung cấp dịch vụ internet trên thế giới hay trong nước -đó là các công ty phần mềm cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền và cho thuê nơi lưu trữ website(dịch vụ hosting)và nhiều dịch vụ khác có liên quan mà tôi không đề cập ở đây như email,vps,reseller hosting……

 

 

Những chiến dịch bán hàng cực hot dịp cuối năm từ các nhà cung cấp dịch vụ tên miền hosting INET nhanh tay đăng ký các bạn nhé

Những chiến dịch bán hàng cực hot dịp cuối năm từ các nhà cung cấp dịch vụ tên miền hosting nhanh tay đăng ký các bạn nhé.Có rất nhiều ưu đãi giảm giá và hỗ trợ nhanh chóng đủ đảm bảo bạn sẽ hài lòng đấy.

Chương trình ưu đãi đặc biệt tên miền .COM chỉ với 189K duy nhất tại iNET.Đăng ký tại đây:

https://bit.ly/2I5D5U7

Chương trình đặc biệt 2020 – 68% khi đăng ký mới Hosting-VPS-Email.Đăng ký tại đây:

https://bit.ly/3epA1xL

 

Chương trình mua email tặng Positive SSL theo tên miền.Đăng ký tại đây:

https://bit.ly/3kVsUzv

Tenten.vn (đại lý duy nhất tại Việt Nam của Onamae.com-GMO Internet Inc, nhà đăng ký tên miền số 1 Nhật Bản và hàng đầu thế giới) cung cấp các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực tên miền, hosting, VPS, SSL, email server, và thiết kế website.

https://bit.ly/2HQrmbs

🎁MUA 1 ĐƯỢC 2 – RINH NGAY ƯU ĐÃI🎁 ☘️Link nhận ưu đãi:

https://inet.vn/?aff=423217&affSource…

☘️Tặng ngay tên miền .COM khi mua gói Hosting gói B. Deal sốc giá hời cho khách hàng thân thương của iNET. Chỉ cần mua Hosting gói B, bạn đã có thể: ▪️Sở hữu tên miền .COM – tên miền phổ biến nhất thế giới. ▪️Trải nghiệm gói Hosting với hạ tầng mạnh mẽ với cấu hình máy chủ cao cấp và RAM DDR4 mới nhất hiện nay. ▪️Tốc độ truy xuất nhanh, tăng tốc xử lý gấp 10 lần so với hệ thống thông thường. ▪️An toàn – bảo mật. ▪️Đội ngũ kỹ thuật iNET giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, nhiệt tình và chu đáo. iNET đồng hành cùng bạn trên con đường thành công 👉Đừng bỏ lỡ:

https://inet.vn/?aff=423217&affSource..

.

Show less

MUA HOSTING LOAD WEB 1 GIÂY TẶNG TÊN MIỀN XEM NGAY:

https://inet.vn/?aff=423217&affSource…

— TIÊU CHÍ LỰA CHỌN HOSTING CỦA BẠN LÀ GÌ? — Ngoài việc NHANH và ỔN ĐỊNH Hosting iNET tích hợp đầy đủ tiêu chí ĐÁP ỨNG MỌI VẤN ĐỀ của người sử dụng: — Tích hợp LiteSpeed server và LiteSpeed cache – Tăng hiệu suất tốt nhất tốc độ tải trang lẫn hiệu năng xử lý tài nguyên máy chủ Tích hợp Memcache và Redis – Tăng tốc độ tải trang gấp 10 lần Công nghệ Cloud Linux – Chống local attach, tấn công từ tài khoản khác Tích hợp phần mềm quét mã độc imunify360 – Phát hiện liệt kê cho người dùng những file có dấu hiệu hoặc chứa mã độc và các tính năng cho phép, chặn, hay xem nội dung file đó trước khi xử lý. Sao lưu dữ liệu mỗi ngày với jetbackup Phần mềm cài nhanh mã nguồn wordpress: Softaculous PHP version mới nhất, update liên tục Công cụ tự động kiểm tra và remove IP bị blacklist, firewall —- TẶNG KÈM TÊN MIỀN CHI ÁP DỤNG KHI ĐĂNG KÝ TẠI LINK: 

https://inet.vn/?aff=423217&affSource…

Show less

2

Nhanh tay đăng ký sử dụng các dịch vụ đăng ký tên miền,đăng ký hosting,Cloud VPS,Email,web Zozo và nhập 1 trong 10 mã giảm giá dưới đây ,đơn hàng của bạn sẽ được giảm gía khá nhiều đấy các bạn nhé.Còn chần chừ gì nữa nhanh đăng ký ngay thôi: 1.Danh sách các mã giảm giá: Coupon 1.TYNNKIGVG 2.UVGVURFWGO 3.RXZKDVYIBJ 4.BVHQIVLJVY 5.YCMWRVPDXD 6.FFOTSSGYRK 7.PCWMSJZJNN 8.IYNCEJYSND 9.SLVHUCEUE 10.RODKKWFUXD 2.Link đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền inet: Đăng ký tên miền

https://inet.vn/dang-ky-ten-mien?aff=..

. Đăng ký hosting

https://inet.vn/hosting/web-hosting?a..

. Đăng ký email

https://inet.vn/email-theo-ten-mien?a..

. Đăng ký Cloud VPS

https://inet.vn/vps?aff=423217

Đăng ký Website Zozo

https://zozo.vn/?aff=423217

Chương trình giảm 50% dịch vụ Cloud VPS

https://helpdesk.inet.vn/…/inet-gia…

pháp tên miền + website cho doanh nghiệp

https://inet.vn/khuyen-mai/combo-ten-…

pháp tên miền + website + email

https://inet.vn/khuyen-mai/combo-ten-…

hosting tặng tên miền .COM/NET (Áp dụng từ gói B với thời gian đăng ký 12 tháng trở lên)

https://helpdesk.inet.vn/…/mua-host…

email tặng tên miền .COM/NET/INFO/ORG/BIZ

https://helpdesk.inet.vn/…/uu-dai-d…

.

Show less

 

Kênh Cập nhật công nghệ



Hướng dẫn cách tăng kích thước upload size trên WordPress

Giới thiệu

WordPress được phát hành với trình uploader media của riêng nó. Nó giúp việc upload file dễ dang hơn, không cần phải thao tác với FTP client hoặc File Manager. Tất cả media fires bạn muốn có trên blog sẽ thật dễ dàng để upload bằng vài cú click chuột. Tuy nhiên, cũng đáng để lưu ý là media uploader sử dụng PHP để upload files tới server. Thật không may, có giới hạn cho việc upload bởi kích thước của files. Bạn có thể dễ dàng kiểm tra kích thước upload qua WordPress tại WordPress Admin Dashboard -> Media -> Add New .

WordPress Maximum Upload File Size Limit

Giới hạn này có thể khác nhau phụ thuộc vào nhà cung cấp hosting của bạn hoặc cấu hình WordPress của bạn. Trong hầu hết các trường hợp, giới hạn lớn nhất của một files có thể upload là đủ cho người dùng WordPress thông thường. Nhưng nếu bạn muốn upload một file video chất lượng cao hoặc file PDF dung lượng lớn nhưng bị đạt giới hạn thì sao? Hãy thử upload một file lớn bạn sẽ gặp lỗi this file exceeds the maximum upload size for this site.

Vượt kích thước upload file size wordpress

Có vài cách khác nhau để tăng kích thước giới hạn upload size qua WordPress và trong bài hướng dẫn này, chúng tôi sẽ đi qua các cách này.

Bạn cần gì

Trước khi bắt đầu, bạn sẽ cần các thông tin sau:

  • Truy cập vào control panel của hosting
  • Truy cập vào trang quản trị WordPress

Cách 1 – Tăng max upload file size trong .htaccess

Nhiều nhà cung cấp hosting cho phép thay đổi cấu hình PHP qua file .htaccess. Vì vậy, chỉ cần áp dụng rule php_value upload_max_filesize trong .htaccess bạn sẽ có thể tăng kích thước giới hạn upload qua PHP.

Chúng tôi sẽ dùng File Manager để sửa file .htaccess, nhưng cũng vậy có thể làm thông qua FTP client. Bạn sẽ có thể tìm thấy file .htaccess trong cùng một thư mục chứa WordPress của bạn. Ví dụ, nếu bạn có thể truy cập blog qua đường dẫn yourdomain.com, WordPress và file .htaccess sẽ nằm trong thư mục public_html.

Khi đã xác định được file .htaccess, chọn và click vào nút Edit.

Edit

Bạn cần thêm các dòng sau vào file .htaccess:

php_value upload_max_filesize 128M
 php_value post_max_size 128M
 php_value max_execution_time 300
 php_value max_input_time 300

Khi đã thêm xong hãy nhấn vào icon Save ở góc trên bên trái.

Code

Cách 2 – Cấu hình file php.ini

QUAN TRỌNG: Phương pháp này phù hợp nếu bạn host WordPress trên VPS. Nhiều nhà cung cấp shared hosting không cho phép sửa file php.ini. Nếu bạn đang dùng shared hosting, liên hệ nhà cung cấp hosting của bạn để biết rằng bạn có được quyền thay đổi file php.ini không.

Nếu phương pháp .htaccess không dùng được, bạn có thể thử tăng kích thước WordPress upload limit bằng cách sửa file php.ini. Truy cập files của bạn bằng cách dùng File ManagerFTP client hoặc SSH (nếu được hỗ trợ) và tìm file php.ini trong thư mục root. Nếu bạn không nhìn thấy file đó, tạo nó và điền các rules sau:

upload_max_filesize = 128M
 post_max_size = 128M
 max_execution_time = 300

Khi hoàn tất, bạn có thể truy cập lại WordPress admin area –> Media -> Add New để xem thay đổi đã được áp dụng chưa

Cách 3 – Đổi kích thước upload file size trong cPanel

Nếu nhà cung cấp hosting của bạn đang dùng là cPnael, và cho phép đổi cấu hình PHP, bạn có thể dễ dàng tăng maximum upload file size tại đây:

  1. Truy cập cPanel và tìm Select PHP version trong mục Software.
  2. Truy cập vào Change to PHP options.
  3. Sửa giá trị post_max_size và upload_max_filesize.
  4. Nhấn vào nút Save để lưu thay đổi.

Cách 4 – Sửa file wp-config.php

Đừng lo lắng nếu các cách trên không dùng được. Có một cách khác để tăng giới hạn upload trong WordPress lên là thêm dòng sau vào file wp-config.php :

define(‘WP_MEMORY_LIMIT’, ‘128M’);

Truy cập file WordPress bằng cách dùng File Manager hoặc FTP client, xác định wp-config.php và thêm dòng trên vào cuối trang. Khi hoàn tất, bạn sẽ thấy wp-config.php giống như vậy:

WordPress wp-config.php upload limit increased

Kết luận

Bằng cách hoàn tất bài hướng dẫn này, bạn đã học cách tăng kích thước upload maximum file size trên WordPress, bạn sẽ có thể upload file lớn hơn từ bây giờ.

WordPress Upload Limit Increased

Nguồn:Bài viết này được copy lại từ : https://www.hostinger.vn/huong-dan/lam-the-nao-de-tang-kich-thuoc-upload-size-tren-wordpress/

Hướng dẫn nhân bản website wordpress bằng Plugin Duplicator một cách dễ dàng

Duplicator là một plugin dùng để backup hay chuyển dữ liệu của website khi thay đổi host. Nếu bạn đang chuẩn bị chuyển host thì hướng dẫn sử dụng Duplicator sau sẽ thực sự hữu ích dành cho bạn.

Hoạt động của Duplicator WordPress như thế nào?

Việc chuyển host trong WordPress hay thay đổi tên miền website không còn xa lạ với các webmaster. Bạn chỉ cần sao lưu dữ liệu rồi chuyển sang host mới. Chúng hoàn toàn giống như cách bạn sao lưu và phục hồi dữ liệu, chỉ khác là lưu ở một host và phục hồi tại host khác.

Còn khi đổi tên miền cho website thì bên cạnh việc trỏ tên miền về host, bạn cần sửa đường dẫn tại database thành domain mới.

Tuy nhiên, nếu bạn không muốn làm thủ công các thao tác này thì plugin miễn phí Duplicator sẽ giúp bạn thực hiện chúng hoàn toàn tự động.

Plugin Duplicator có chức năng backup wordpress localhost, hoạt động giống plugin sao lưu dữ liệu. Đó là, nó tiến hành sao lưu tất cả các dữ liệu trên website, gồm cả mã nguồn và database (cơ sở dữ liệu). Tiếp đến, nén toàn bộ thành một tập tin dưới dạng .tar.gz.

Ngoài ra, Duplicator còn có một chức năng khác là tự động khôi phục bản sao lưu trên host khác. Đồng thời, tự động đổi tất cả các thiết lập của website sang tên miền mới khi người dùng thay đổi tên miền cho web.

Duplicator được nhà phát triển dịch vụ cung cấp 2 bản là: bản miễn phí và bản trả phí.

– Tính năng của bản miễn phí:

  • Sao chép website WordPress một phần hay toàn bộ dữ liệu của website với kích thước file tối đa 150MB.
  • Cho phép tải bản backup về máy.
  • Dễ dàng thực hiện chuyển website sang host khác.
  • Và một số tính năng cơ bản khác.

– Tính năng của bản tính phí tất nhiên sẽ có nhiều điểm nổi bật hơn:

  • Có tính năng backup website tự động theo lịch đã cài đặt với kích thước tối đa đến 2GB.
  • Cho phép tự động đưa bản backup lên Google driver, Microsoft OneDrive, Dropbox, Amazon S3 hay FTP/sFTP.
  • Có thể backup được website có dung lượng lớn.
  • Dễ dàng kết nối trực tiếp với cPanel.
  • Hỗ trợ chức năng Multisite.
  • Thêm nhiều tính năng khác.
  • Tham khảo thêm :
  • 9 nguyên tắc cơ bản sử dụng WordPress an toàn không có Virus, không bị hack

Cách tối ưu tối độ tải trang WordPress bằng Plugin

Hướng dẫn sử dụng Duplicator

Hướng dẫn nhân bản website sau sẽ giúp bạn dễ dàng tạo bản sao lưu dữ liệu.

Đầu tiên, bạn tiến hành cài đặt plugin Duplicator. Sau đó, mở phần mềm ra, bạn thấy menu xuất hiện trong  Dashboard ở phía bên trái. 

Tiếp đến, chọn Duplicator / Packages / Create New để tiến hành tạo bản sao lưu mới.

huong dan su dung duplicator

Khi giao diện tạo Package xuất hiện, bạn có thể tùy ý đặt tên package. Hoặc nhấn vào Archive để loại bỏ một số dữ liệu không cần thiết. Nếu giữ nguyên toàn bộ thì không nhấn chọn gì cả và tiếp tục nhấn Next.

huong dan su dung duplicator

Ở bước tiếp theo, hệ thống sẽ quét sơ dữ liệu nhằm kiểm tra dung lượng và báo cáo xem cấu hình của bạn có phù hợp để xuất dữ liệu. Vì nếu website có quá nhiều dữ liệu và host yếu thì không chạy được.

Nếu hệ thống báo hiện Warning (Warn) một vài phần thì bạn có thể sử dụng được, tuy nhiên hơi mất thời gian một chút. 

Sau đó, bạn nhấn vào nút Build để tiến hành tạo gói sao chép website wordpress từ plugin Duplication. Thời gian hoàn tất quá trình tùy thuộc vào độ lớn dung lượng của dữ liệu.

huong dan su dung duplicator

Sau khi plugin thực hiện xong, bạn có thể tải tất cả các tập tin dữ liệu và file installer.php về máy tính của mình. Trong đó, file installer.php là file bắt buộc phải có khi bạn muốn khôi phục dữ liệu trên host khác.

huong dan su dung duplicator

Nếu cần phục hồi dữ liệu website trên host khác, bạn thực hiện upload file.zip (đây là dữ liệu của website) và file installer.php (được xem là công cụ phục hồi) lên host.

Sau đó, bạn truy cập vào File Manager của host và tìm tập tin file.zip mới upload, rồi nhấn chọn Extract. Tiếp đến, chạy file installer.php theo đường dẫn http://domain/installer.php.

huong dan su dung duplicator

Lúc này, bạn nhập database vào (lưu ý là nên tạo sẵn database mới trước khi thực hiện bước này). Khi nhập xong thì nhấn Test Connection nhằm kiểm tra dữ liệu đúng hay chưa. 

Chọn tiếp Advanved Options, click chọn Manual package extraction và tick vào ô đồng ý các điều khoản. Sau đó, nhấn Run Deployment.

huong dan su dung duplicator

Sau khi nhấn Run Deployment, hệ thống sẽ hỏi bạn về việc thiết lập tên miền và tạo tài khoản quản trị mới cho website. Do đó, bạn có thể tùy chọn tạo tên mới hoặc không. Thực tế, khi bạn chạy file installer.php cho tên miền nào thì Duplicator sẽ mặc định đó là tên miền mà website sẽ sử dụng. Khi các thông tin về tên miền và tài khoản admin đã xong thì nhấn Run Update.

Nếu hệ thống hiện ra bảng sau thì điều đó có nghĩa dữ liệu được khôi phục thành công.

huong dan su dung duplicator

Đến đây, dữ liệu website đã được chuyển qua host mới và cũng dùng tên miền mới. Việc còn lại là bạn xóa bản backup để tránh bị hacker chạy file installer.php, và thực hiện các ý đồ xấu trên website. Cách thực hiện như sau:

– Vào Settings. Chọn Permalinks, rồi nhấn Save Changes.

– Vào Duplicator, chọn Tools, chọn tiếp Cleanup và click vào Delete Reserved Files

Tiếp đến, bạn có thể tắt Duplicator.

Plugin Duplicator thực sự khá tiện lợi và dễ dàng. Bởi nó giúp sao chép website wordpress cài ra thành nhiều website với thao tác cực kỳ đơn giản. Đồng thời còn tiết kiệm thời gian khi chuyển host. Chính vì thế, rất nhiều quản trị website đã sử dụng plugin như một công cụ hữu hiệu khi thay đổi host. Và với người mới lần đầu biết đến plugin này, thì những hướng dẫn sử dụng Duplicator trên đây chắc chắn sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện việc sao lưu dữ liệu website rồi.

Nguồn: https://hostingviet.vn/huong-dan-su-dung-duplicator

Hướng dẫn cách sử dụng Plugin Asgaros Forum để tạo diễn đàn trên website wordpress

Trong phần này, chúng tôi sẽ chi 3bạn cách để cài đặt WordPress forum bằng plugin Asgaros Forum. Đối với các plugin khác, bạn cũng cài đặt tương tự, nếu có gì khác thì chỉ cần làm theo hướng dẫn cài đặt của riêng nó là được.

Bước #1: Cài đặt và cấu hình Asgaros Forum Plugin

Tất nhiên, bạn sẽ cần cài đặt và kích hoạt plugin trước. Chuyển tới WordPress dashboard, vài tab Plugins > Add New. Tìm plugin Asgaros Forum:

cài đặt plugin asgaros forum

Click vào nút Install Now cạnh tên plugin, rồi click vào nút Activate. Vào lúc này, tab Forum sẽ hiện lên trong WordPress dashboard của bạn.

Tại đây, bạn sẽ tìm thấy tùy chọn Settings. Bạn sẽ cần cấu hình trang nào để tạo WordPress forum. Bạn có thể làm vậy bằng menu drop-down trong tất cả các trang của bạn. Khi bạn đã vào đây, bạn có thể cấu hình có bao nhiêu bình luận, và chủ đề hiển thị lên mỗi trang:

số lượng trả lời

Các thông số mặc định đã đủ để dùng. Tuy nhiên, bạn có thể tăng số lượng trả lời mỗi trang lên nếu muốn. Asgaros Forum plugin cũng có editor cài sẵn cho topics và bình luận, vốn đã được kích hoạt. Chúng tôi sẽ cho bạn xem cách hoạt động của nó như thế nào trong ít phtú.

Tiếp tục kéo xuống bạn sẽ thấy lựa chọn kích hoạt shortcode trong editor, chúng tôi khuyên nên vô hiệu nó để tránh tạo ra lỗ hổng bảo mật:

shortcode editor

Tiếp theo, bạn có thể cấu hình plugin để làm nổi bật tên moderator và tên người viếc lên mỗi topic. Chúng tôi khuyên làm vậy để người dùng có thể liên hệ khi cần thiết, vậy hãy cứ để 2 thiết lập này được bật. Chúng ta cũng sẽ bật counter lên để thúc đẩy người dùng tương tác nhei62u hơn:

làm nổi bật tên của quản trị viên

Tiếp tục kéo xuống, bạn sẽ thấy lựa chọn để hiển thị nút đăng nhập, đăng xuất, đăng ký. Hãy bật hết lên để người dùng tiện sử dụng:

đăng nhập đăng xuất

Phần tiếp theo dùng để thiết lập các tính năng cơ bản của diễn đàn. Tại đây, bạn có thể kích hoạt tính năng nhắn người dùng, gửi reactions, và xem ai đang online. Bạn cũng có thể bật tính năng guest posting, mặc dù chúng tôi không khuyên dùng tính năng này vì nó dễ khiến cho người ta spam forum của bạn hơn:

đề cập đến người dùng khác

Tiếp theo, bạn sẽ thấy lựa chọn kích hoạt post subscription cho người dùng. Có nghĩa là họ sẽ nhận được thông báo mỗi khi có nội dung mới trong bài post của bạn:

subscriptions

Chúng ta sẽ thấy 2 phần tùy chỉnh còn lại. Một là kích hoạt trang cá nhân cho người dùng, tính năng này nên được kích hoạt vì nó là yếu tố cơ bản của người dùng. Yếu tố còn lại là chỉ hiển thị profile chỉ khi người dùng đăng nhập. :

trang cá nhân

Cuối cùng, nếu bạn kéo xuống dưới cùng của trang Setting, bạn sẽ thấy mục kích hoạt báo cáo và thông báo khi có báo cáo mới. Việc này khiến cho cả quá trình quản lý dễ dàng hơn cho bạn, chúng tôi khuyên bạn kích hoạt cả 2:

báo cáo

Nếu bạn muốn giữ cho inbox gọn gàng, chúng tôi khuyên bạn tạo email chỉ để xử lý các vấn đề của forum này. Mặc khác, nếu bạn càng có nhiều người dùng, bạn sẽ càng nhận được nhiều thông báo trong inbox của bạn.

Vậy là đủ để cài cho WordPress forum mới của bạn. Lưu thay đổi và tiếp tục chuyển sang bước thứ 2, xây dựng cấu trúc diễn đàn!

Bước #2: Xây dựng cấu trúc cho WordPress forum

Giờ bạn đã cấu hình để WordPress forum hoạt động,  bạn sẽ cần tạo thêm cấu trúc cơ bản cho nó. Để làm vậy, chuyển tới tab Forum > Structure trong WordPress. Ở trong đây, bạn sẽ thấy cấu trúc cơ bản đã có:

cấu trúc diễn đàn cơ bản

Forum đang trống. Nếu bạn mở website lên, bạn sẽ thấy nó trông như sau:

ví dụ một cấu trúc diễn đàn

Vào lúc này, bạn có thể tạo chủ đề mới và mọi người có thể cùng thảo luận. Tuy nhiên, một diễn đàn thực sự sẽ có từng phần riêng biệc theo một trật tự nhất định. Ví dụ, bạn sẽ cần một khu vực “Chào mừng” để người dùng có thể tự giới thiệu bản thân. Chúng ta sẽ nhấn vào nút Add Forum để tạo một khu vực như vậy:

thêm diễn đàn

Để thêm một trang diễn đàn mới, bạn sẽ cần chọn cái tên cho nó, mô tả nó, và chọn category Parent nếu bạn muốn tạo một diễn đàn phụ:

cấu hình diễn đàn mới

Bạn có thể cài đặt thứ tự của diễn đàn bàn số:

thảo luận chung

Giờ hãy điều chỉnh forum. Để làm vậy, click vào nút Edit Forum ngay bên phải của tên nó. Bạn có thể đổi tên và tạo mô tả cho nó. Bạn cũng có thể gán số trong trường Order.

Bây giờ bạn đang có 2 diễn đàn được thiết lập và bạn có thể cứ vậy tạo thêm diễn đàn mới. Cài đặt số lượng diễn đàn theo ý của bạn, nếu muốn tạo diễn đàn phụ bạn có thể nhấn nút tạo Add Sub-Forum và gán nó vào forum cha:

thêm subforum

Khi bạn đã tạo hoàn chỉnh cấu trúc forum, bước cuối cùng là kiểm thử lại mọi thứ xem nó có hoạt động tốt không.

Bước #3: Kiểm thử tính năng của diễn đàn

Đầu tiên, bạn sẽ muốn tạo chủ đề mới xem có được không. Để làm vậy, nhấn vào nút New Topic phía tay phải của một diễn đàn.

Như đã nói ở trên Asgaros Forum plugin sử dụng phiên bản được chỉnh sửa WordPress editor. Tại đây, bạn có thể tạo tiêu đề và điền vào nội dung của chủ đề:

tạo mới chủ đề

Bởi vì đây là chủ đề kiểm tra, bạn có thể điền bất kỳ thông tin nào cũng được. Sau khi xong, bạn sẽ cần nhấn vào lựa chọn Subscribe to this topic để thử xem email thông báo có gửi được không.

Sau khi topic đã hoạt động, bạn sẽ thấy kết quả tương tự như sau:

ví dụ chủ đề

Lưu ý là sẽ có nhiều lựa chọn để tương tác với chủ đề. Đối với administrator, bạn có thể dán chủ đề lên, xóa, và đóng chủ đề, các tác vụ này người thường sẽ không làm được. Bạn cũng sẽ có thể tự trả lời topic bằng cách nhấn vào nút reply góc dưới.

Nếu bạn có thể xuất bản nội dung và bình luận bình thường, bạn sẽ biết được forum có hoạt động bình thường không. Nếu bình thường, giờ là lúc thông báo đến tất cả mọi người rằng họ có thể tiến hành đăng ký!

Lời kết

Khi mọi người nghĩ tới WordPress, forums thường không được cài đặt trên nền tảng này. Tuy nhiên, với plugin đúng, bất kỳ ai cũng có thể thiết lập được WordPress forum. Bạn có nhiều plugin để chọn, nhưng nếu bạn tìm mộ giải pháp đơn giản, plugin Asgaros Forum có thể là lựa chọn tốt nhất. Với plugin này, bạn có thể tạo forum chỉ trong ít phút, bao gồm đầy đủ các tính năng bạn có thể cần.

Hướng dẫn kích hoạt SSL miễn phí tại Hosting iNET

Hiện nay, công nghệ thông tin hiện đang phát triển như vũ bảo. Việc trao đổi, truyền tải cũng như an toàn thông tin trên môi trường internet ngày càng được quan tâm. Chính vì vậy để đảm bảo an toàn thông tin trên internet, HTTPS đang dần trở thành giao thức chuẩn cho việc hoạt động của các websites.

Để hiểu chính xác SSL là gì vui lòng tham khảo bài viết: TẠI ĐÂY

Bài viết này iNET hướng dẫn cấu hình chạy HTTPS bằng cách cài đặt chứng chỉ SSL Let’s Encrypt miễn phí cho website thông qua bước đơn giản như dưới

Lưu ý: Việc tự cấu hình SSL miễn phí tại hosting iNET không áp dụng cho các gói SEO HOSTING, để được hỗ trợ quý khách vui lòng gửi yêu cầu qua ticket hoặc email ” support@inet.vn ” với đầy đủ nội dung bao gồm: tên hosting seo, tên website cần được hỗ trợ cài SSL để kỹ thuật  iNET hỗ trợ quý khách được chính xác.

1. Kích hoạt SSL cho website trên cPanel Hosting iNET

Đăng nhập cPanel –> SECURITY –> Lets EncryptTM SSL

Chọn website muốn đăng ký. Click Issue.

Chọn thành phần đăng ký SSL (bỏ dịch vụ mail, click www.domain nếu Quý khách sử dụng website với tên miền có www ). Click Issue

Hoàn tất quá trình đăng ký SSL

Lưu ý: Để đăng ký SSL thành công, Quý khách cần khai báo domain trên hosting cũng như đã trỏ tên miền về IP hosting thành công.

2. Chuyển hướng link HTTP đến HTTPS

a. Đối với các website chạy WordPress:

– Đăng nhập trang quản trị và cài đặt plugin Really Simple SSL

– Active SSL cho website để tự động chuyển qua https khi chạy website trên trình duyệt

– Kiểm tra trạng thái Plugin đã cài đặt:  Settings –> SSL

Nếu tất cả đã chuyển sang màu xanh nghĩa là quá trình cài đặt đã hoàn tất.

b. Đối với các website chạy mã nguồn khác:

– Chuyển đổi tất cả các phần tử trong website sang chạy HTTPS.

– Cấu hình chuyển hướng từ HTTP –> HTTPS trong file .htaccess bằng cách thêm vào dòng sau:

RewriteEngine on

RewriteCond %{HTTP_HOST} ^www\.(.*)$ [NC]
RewriteRule ^(.*)$ https://%1/$1 [R=301,L]

RewriteCond %{HTTPS} !on
RewriteRule (.*) https://%{HTTP_HOST}%{REQUEST_URI} [R=301,L]

c. Chữ https bị trắng trên trình duyệt 

Trường hợp website đã hỗ trợ giao thức HTTPS rồi nhưng trên trang của bạn còn một số liên kết chưa chuyển sang link HTTPS. Bạn hãy ấn phím F12 hoặc click chuột phải vô website chọn Inspect Element sau đó chọn tab Console. Tại của số này sẽ hiện thị các link http trong website, hãy sửa những link này thành https

Chúc bạn thực hiện thành công !


Nguồn: https://helpdesk.inet.vn/knowledgebase/huong-dan-kich-hoat-ssl-mien-phi-tai-hosting-inet

Cài đặt chứng chỉ SSL, điều cần làm cho bất kỳ website nào

Bạn nghĩ rằng website của bạn nhỏ và không cần chứng chỉ SSL? Hãy nghĩ lại. Một loạt các bản cập nhật Chrome gần đây đang yêu cầu người dùng phải nâng cấp lên HTTPS một cách lập tức và nhanh chóng. Các website không có chứng chỉ SSL không chỉ ảnh hưởng đến khách hàng của họ; họ cũng đang đánh đổi với sự phát triển kinh doanh của chính mình. Điều này là nghiêm túc.

Chứng chỉ SSL cần thiết hơn bao giờ hết

SSL là viết tắt của Secure Socket Layer, là một bộ các giao thức mã hóa thông tin cá nhân được truyền giữa trình duyệt web của khách truy cập và máy chủ web của bạn. Mã hóa giữ chi tiết của khách truy cập – số thẻ tín dụng, số điện thoại, địa chỉ nhà riêng – an toàn khỏi sự tấn công và đánh cắp. Chứng chỉ SSL là cách tốt nhất để ngăn chặn kẻ trộm chặn dữ liệu tài chính nhạy cảm giữa khách hàng và máy chủ của trang web.

Hiện tại, chưa đến 30% trang web đang sử dụng chứng chỉ SSL được mã hóa HTTPS. Và tất nhiên các trang web không cài SSL đang đối mặt với những rủi ro ngày càng tăng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển sau này. Và với những thay đổi gần đây từ Google Chrome và GDPR, bảo mật trang web chưa bao giờ quan trọng hơn; không có giao thức bảo mật thích hợp có thể sẽ khiến bạn mất tất cả mọi thứ.

Ví dụ cảnh báo “KHÔNG AN TOÀN” không thân thiện của Chrome – điều này khiến khách hàng sẽ lo ngại và không tin tưởng khi giao dịch trên website. Và đó chỉ là đỉnh của tảng băng trôi.

Sau đây là tổng quan về những thay đổi sắp tới – hoặc đã đến – với bảo mật Internet vào năm 2018

2018 năm của bảo mật trang web

2018 được đánh là năm của bảo mật website với hàng loạt thay đổi đến từ các nhà cung cấp trình duyệt website.

Thay đổi từ Google Chrome

Google đã tăng cường nỗ lực của mình để tạo trải nghiệm duyệt Internet an toàn theo mặc định. Với bản phát hành năm ngoái của Chrome 56 , công ty bắt đầu phạt các trang web thu thập mật khẩu và thông tin thẻ tín dụng thông qua kết nối HTTP không an toàn. Đầu năm nay, Google đã ngừng tin tưởng Chứng chỉ SSL Symantec. Và vào tháng 7, nó sẽ bắt đầu đánh dấu bất kỳ trang web nào không có SSL mã hóa HTTPS là “không an toàn ”. Vào tháng 9, tất cả các trang HTTP – bất kể việc đã cài đặt SSL nhưng không hoàn toàn – sẽ được coi là “không an toàn”. Doanh nghiệp nhỏ của bạn có đủ khả năng thu hút người dùng ở lại không khi mà người dùng sẽ được cảnh báo website của bạn không an toàn?

Giảm doanh thu, mất danh tiếng

Với việc Google đẩy mạnh hành động của mình, bất kỳ trang web nào không có chứng chỉ SSL sẽ bị ảnh hưởng đến việc SEO, làm cho việc tiếp cận khách hàng mới trở nên khó khăn hơn, đồng nghĩa với việc doanh thu sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Không có khách hàng, không có doanh thu. Và không chỉ vậy, một cuộc khảo sát gần đây được thực hiện bởi nhà cung cấp chứng chỉ SSL GlobalSign , nhận thấy rằng 84% những người được khảo sát sẽ không mua từ các trang web không bảo mật dữ liệu của họ. Đây thật là một điều tồi tệ với một doanh nghiệp phải không nào? Khi mà doanh thu từ khách hàng lẫn uy tín đều bị ảnh hưởng.

Quy định bảo vệ dữ liệu chung của Châu Âu(GDPR)

GDPR là một quy định sâu rộng bao gồm tất cả các khía cạnh về quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu, từ số thẻ tín dụng và số tài khoản ngân hàng đến tên, địa chỉ và số điện thoại. Điều 32 của GDPR yêu cầu các doanh nghiệp phải bảo vệ tất cả dữ liệu mà họ thu thập, đảm bảo “mức độ bảo mật phù hợp với rủi ro bao gồm … bút danh và mã hóa dữ liệu cá nhân”. Vì lý do này, chứng chỉ SSL sẽ đảm bảo cho bạn về GDPR .

Webiste dễ bị đe dọa hơn về an ninh

Từ WannaCry đến Equifax, tấn công mạng đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Và các doanh nghiệp nhỏ lại là đối tượng dễ bị nhắm vào nhất. Tin tặc không phải là kẻ ngốc. Các trang web lớn tuy có thể mang lại lợi nhuận lớn khi tấn công vào nhưng những trang web này thường được tích hợp bảo mật nghiêm ngặt. Trái lại các website của doanh nghiệp nhỏ lại chủ quan và thường đầu tư ít hơn vào an ninh trang web của họ, điều này khiến họ dễ trở thành những mục tiêu hơn so với các website lớn.

Báo cáo điều tra vi phạm dữ liệu năm 2018 của Verizon cho thấy 58% tất cả các cuộc tấn công mạng nhắm vào các doanh nghiệp nhỏ. US Cyber ​​Security Alliance báo cáo 60% các doanh nghiệp nhỏ bị tấn công thường ngừng hoạt động trong vòng 6 tháng. Với những con số như thế này, không có doanh nghiệp nhỏ nào có thể đánh giá thấp tầm quan trọng của việc đầu tư vào các giải pháp bảo mật, như chứng chỉ SSL.

Tăng nguy cơ kiện tụng và phạt tiền

Trong năm năm qua, hơn 9 tỷ hồ sơ dữ liệu đã bị mất hoặc bị đánh cắp và chỉ có 4 phần trăm của các hồ sơ bị đánh cắp đã được mã hóa. Doanh nghiệp nhỏ: hãy lắng nghe! Nếu như bạn thu thập dữ liệu người dùng và không có khả năng bảo mật các dữ liệu, bạn có thể phải đối mặt với một vụ kiện rất tốn kém bởi chính những khách hàng của mình. Và, nếu như điều này không khiến bạn lo lắng thì hãy đọc thêm tin sau: nếu bạn không tuân thủ các quy định của GDPR thì bạn có thể sẽ phải đóng 4 phần trăm doanh thu hàng năm của công ty của bạn hoặc phạt tiền 20 triệu euro, hoặc là nhiều hơn nữa.

Chứng chỉ SSL mang lại lợi ích gì cho website?

Nếu bạn vẫn đang phân vân về việc đầu tư vào chứng chỉ bảo mật SSL? Một tóm tắt nhanh chóng về những điều SSL mang lại cho website sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn.

Tăng cường bảo mật trang web

SSL mã hóa thông tin đăng nhập, mật khẩu và các thông tin khách hàng nhạy cảm khác được truyền đến và truyền đi từ trang web của bạn. Việc mã hóa tất cả thông tin được gửi giữa máy chủ và máy khách sẽ bảo vệ dữ liệu của khách hàng không bị tin tặc thu thập. Không có SSL, bất kỳ ai cũng có thể chặn và lấy cắp dữ liệu đó. Như đã nói ở trên các website của doanh nghiệp nhỏ đặc biệt dễ bị tấn công, bạn phải chủ động hành động để giữ an toàn cho khách hàng của mình. (Hãy dành một giây để xem lại số liệu thống kê ở trên liên quan đến số lượng các doanh nghiệp nhỏ bị tấn công buộc phải ngừng hoạt động. Và tất nhiên đây không phải là trò đùa.)

An toàn cho subdomain

Chứng chỉ SSL cho phép bạn bảo mật trang web chính cũng như tất cả các tên miền phụ bằng một key SSL duy nhất. Nếu trang web của bạn bao gồm một số tên miền phụ bạn sẽ có thể bảo mật yourdomainname.com, cộng với mail.yourdomainname.com, secure.yourdomainname.com hoặc bất kỳ tên miền phụ nào khác có liên quan đến trang web chính của bạn. Một key SSL có thể được sử dụng với số lượng không giới hạn các tên miền phụ và máy chủ.

Xác thực

Tổ chức phát hành chứng chỉ (CA) uy tín có thể xác minh tính xác thực của trang web của bạn. Để đăng ký chứng chỉ SSL, bạn cần hoàn tất quy trình xác thực nghiêm ngặt bắt đầu bằng việc tạo Yêu cầu ký chứng chỉ (CSR) được gửi tới CA. CA đảm bảo tính xác thực của chứng chỉ số với chữ ký số để người dùng cuối (hoặc phần mềm của họ) có thể tin tưởng rằng máy chủ thực sự là trang web mà nó dự định (nghĩa là nó không phải là máy tính giả mạo làm máy chủ).

Lòng tin

Khách hàng ngày càng lo lắng về việc thông tin cá nhân bị phát tán. Nghiên cứu của GlobalSign về tác động của SSL lên tỷ lệ chuyển đổi cho thấy 55% người dùng cuối sợ bị đánh cắp thông tin của họ trên Internet. 75% nhận thức được rủi ro bảo mật khi truy cập một trang web. Và người dùng đang dần hiểu các tín hiệu đến từ trình duyện như: ổ khóa màu xanh lá cây với tên công ty của bạn bên cạnh nó, tiếp theo là HTTP trong URL. Họ cũng đang tìm cách xem trang web của bạn có con dấu hay huy hiệu hay không, cung cấp thêm bằng chứng về giá trị của trang web của bạn.

SSL là sự cần thiết cơ bản cho bảo mật trang web

Vì tất cả các lý do trên, không có một website nào có thể từ bỏ việc có chứng chỉ SSL. Trong thị trường kỹ thuật số ngày nay, bảo mật trang web là ưu tiên hàng đầu, chứng chỉ SSL là điều cần thiết cơ bản.

Nguồn: https://helpdesk.inet.vn/blog/cai-dat-chung-chi-ssl-dieu-can-lam-cho-bat-ky-website-nao

HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH PLUGIN YOAST SEO

Bài viết này được copy từ trang nguồn:
https://thachpham.com/wordpress/wp-plugin/cau-hinh-plugin-yoast-seo.html

Các bạn có thể xem trực tiếp bài viết của Thạch Phạm tại địa chỉ đường dẫn trên.Nội dung dưới đây chỉ là copy lại y nguyên bài viết trên website đó với mục đích tham khảo,các bạn có thể đọc nó nếu muốn.

Khi nói đến các kỹ thuật SEO trong WordPress, chúng ta không thể nói đến một plugin miễn phí rất thông dụng để hỗ trợ bạn dễ dàng tối ưu lại tiêu đề & description của các thành phần trong website tên là Yoast SEO (tên cũ là WordPress SEO by Yoast).

Ngoài ra, plugin này còn có rất nhiều tính năng khác cũng có liên quan tới SEO để bạn sử dụng.

Tuy nhiên, bạn nên biết rằng đây chỉ là plugin giúp bạn dễ dàng tinh chỉnh các thông tin về meta tag để tối ưu SEO chứ không phải cài vào là website sẽ có thứ hạng tốt.

TẢI VÀ CÀI ĐẶT PLUGIN WORDPRESS SEO

Đầu tiên thì bạn tải và cài đặt plugin trước nhé, nếu bạn chưa biết cách cài đặt thì có thể ghé qua xem bài viết hướng dẫn plugin WordPress trên ThachPham.com. Bạn có thể cài đặt plugin thông qua bảng điều khiển hoặc tải bản cài đặt về máy tính rồi sau đó upload lên hosting thông qua phần mềm FTP.

Và bạn hãy nhớ tên của plugin này là Yoast SEO nó được viết bởi Joost de Valk.

Bây giờ thì bạn nhìn sang menu chính của bảng điều khiển bên phía tay trái thì bạn sẽ thấy một menu con với cái tên là SEO, bạn hãy nhấn vào menu này để chuyển sang khung Dashboard của plugin WordPress SEO.

Khu vực thao tác plugin Yoast SEO

Khu vực thao tác plugin Yoast SEOKhông hiện đủ chức năng

Nếu bạn thấy nó không hiển thị đủ chức năng như ảnh trên, hãy vào SEO -> Dashboard -> Features và chọn Enable ở dòng “Advanced settings pages” rồi lưu lại nhé.

CÁC TÍNH NĂNG TRONG WORDPRESS SEO BY YOAST

Dashboard

Phần này là bảng thông tin chung về plugin Yoast SEO. Tại đây bạn có thể theo dõi các thông tin mới nhất từ nhà phát triển Yoast SEO và các thông tin khác liên quan đến website của bạn. Trong phần này có các phần nhỏ như:

  • Dashboard
    Khu vực hiển thị các thông tin đưa ra các tư vấn về tối ưu website của bạn. Ví dụ nếu bạn đặt cấu trúc permalink chưa chuẩn, hoặc chưa thiết lập tagline cho website thì ở đây sẽ hiển thị ghi chú để bạn cải thiện.
  • General
    Khu vực này hiện chưa có nhiều chức năng cho lắm, chỉ có một chức năng duy nhất là khôi phục các thiết lập mặc định.
  • Your Info
    Thiết lập tên website và tên hiển thị metadata trên Google’s Knowledge Graph.
  • Webmaster Tools
    Chỗ này để bạn điền các mã xác thực của các công cụ hỗ trợ khai báo website với máy tìm kiếm. Nếu bạn có chèn mã xác thực thì nên chèn vào đây vì nó sẽ không mất khi bạn đổi theme, nhưng tắt plugin này thì nó sẽ mất.
  • Security
    Phần này hiện có một chức năng duy nhất là bật tính năng thiết lập SEO nâng cao ở khung meta box trong các bài viết.

Titles & Metas

Mục này khá quan trọng, được sử dụng để tuỳ chỉnh cấu trúc title và thẻ meta description. Nên nhớ ở đây chỉ là nơi sửa cấu trúc thôi nhé, và bạn có thể đặt title và description cho trang chủ. Còn nếu bạn muốn đặt title và description cho post, page, category, tag,..thì bạn phải sửa thông tin của các phần đó để thêm.

General

Phần này là thiết lập chung liên quan đến tiêu đề và các thẻ meta, nó bao gồm các tùy chọn sau:

  • Title Separator
    Thiết lập ký tự ngăn cách giữa tên website và tiêu đề của trang. Ví dụ: Hướng dẫn Yoast SEO – Thach Pham Blog. Trong đó, ký tự - là ký tự ngăn cách.
  • Enabled analysis
    Ở đây để bật các chức năng phân tích trong Yoast SEO. Hiện tại nó hỗ trợ 2 tính năng phân tích là Readability analysis (Phân tích khả năng dễ đọc) và Keyword analysis (phân tích từ khóa) của nội dung trong trang.

Homepage

Phần này là nơi để thiết lập tiêu đề và mô tả của trang chủ. Nếu bạn sử dụng một Page (Trang) làm trang chủ thì nó sẽ nhắc nhở bạn vào page đó mà sửa tiêu đề và mô tả.

Post Types

Khu vực này để bạn thiết lập lại cấu trúc tiêu đề và mô tả mặc định của các post types bên trong website (bao gồm Trang, Bài viết hoặc các post type khác có trong website) nếu bạn không nhập các thông tin này riêng. Trong phần này họ sử dụng các biến được thiết lập sẵn để đại diện một thành phần nào đó, ví dụ như %%title%% đại diện cho tiêu đề của trang.

Để hiểu hết về các biến trong Yoast SEO, bạn vui lòng tham khảo bài viết này.

Ngoài ra, ở đây bạn còn có các tùy chọn như thiết lập lại Meta Robots của post type, nếu bạn chưa hiểu Meta Robots là gì thì nên để mặc định.

Taxonomies

Phần này cũng giống với Post Types nhưng nó áp dụng cho các taxonomies trong website (Category, Tag,…).

Archives

Cũng giống như Post Types và Taxonomies, phần này để thiết lập cấu trúc tiêu đề và mô tả của các trang lưu trữ.

Others

Các thiết lập khác liên quan đến tiêu đề và mô tả sẽ có tại đây, trong đây hiện tại có 3 chức năng chính:

  • Subpages of archives
    Thiết lập noindex hoặc index các trang con ở các trang lưu trữ. Các trang con là những trang thứ 2 trở đi. Mình khuyên nên chọn là Noindex để tránh tình trạng trùng lặp tiêu đề và mô tả.
  • Use meta keywords tag?
    Hiện tại Google đã không còn đánh giá cao thẻ meta tag trong website nên Yoast SEO mặc định sẽ không hiển thị phần nhập tag cho các trang. Nếu bạn muốn bật tính năng nhập tag cho trang thì phải bật tính năng này lên.
  • Force noodp meta robots tag sitewide
    Thiết lập sử dụng thẻ meta noodp trên toàn trang của website.

SOCIAL

seo-by-yoast-social

Khu vực này giúp bạn điền các thông tin về tài khoản mạng xã hội có liên quan tới website của bạn như đường dẫn tới fanpage của Facebook, thêm tài khoản quản trị Facebook, thêm link đến Google+, Twitter,…với mục đích thông báo đầy đủ các thông tin về mạng xã hội để có tác động tới kết quả tìm kiếm hoặc khi chia sẻ liên kết lên mạng xã hội.

Xem thêm: Hướng dẫn thiết lập Social cho WordPress SEO by Yoast

XML SITEMAPS

seo-by-yoast-sitemap

Ở đây là nơi tuỳ chỉnh thiết lập chức năng tạo XML Sitemap cho website để bạn submit sitemap lên Google. Đường dẫn sitemap của bạn sau khi cài plugin này vào là http://domain.com/sitemap_index.xml.

Tại đây, bạn có thể tuỳ chỉnh các thành phần muốn đưa vào sitemap như category, tag hoặc post type nào đó.

ADVANCED

Ở đây là các chức năng thêm mà bạn không bắt buộc để sử dụng.

Breadcrumbs

Phần này sẽ thiết lập bật/tắt chức năng thanh điều hướng có hỗ trợ schema data. Sau khi bật lên, muốn thanh điều hướng hiển thị ở đâu thì chèn code này vào giao diện:

010203040506<!--?php <br ?--> if ( function_exists('yoast_breadcrumb') ) {yoast_breadcrumb('<p id="breadcrumbs">','</p>');}?>

Permalinks

  • Phần này sẽ có các thiết lập phụ liên quan đến đường dẫn tĩnh.Strip the category base (usually /category/) from the category URL.
    Tùy chọn loại bỏ /category/ trên đường dẫn các trang danh mục bài viết.
  • Redirect attachment URLs to parent post URL.
    Tự động chuyển hướng trang của các tập tin đính kèm về trang bài viết mà nó được đính kèm.
  • Stop words in slugs.
    Tự loại bỏ một số từ khóa thông dụng nhưng không cần thiết để đưa lên đường dẫn. Ví dụ như các từ onaasbe,…danh sách xem tại đây.
  • Remove the ?replytocom variables.
    Tự động loại bỏ tham số ?replytocom trên các đường dẫn trả lời bình luận để tránh bị trùng tiêu đề và mô tả.
  • Redirect ugly URLs to clean permalinks. (Not recommended in many cases!)
    Tự động chuyển hướng các đường dẫn có chứa các tham số về đường dẫn nguyên bản. Tuy nhiên tính năng này bạn không nên bật vì đôi khi dùng đường dẫn có chứa tham số hỗ trợ theo dõi trên website sẽ không làm việc chính xác cho lắm.

RSS

Chức năng này sẽ cho phép bạn tự thêm một đoạn văn bản tùy thích vào trong đầu và cuối nội dung ở trang RSS Feed. Trang RSS Feed của bạn sẽ có đường dẫn là domain.com/feed.

TOOLS

seo-by-yoast-tools

Đây là một số tính năng quản trị nhanh trong website, bao gồm:

  • Bulk Editor: Sửa title và metas nhanh ở nhiều post hoặc page khác nhau.
  • File Editor: Sửa file robots.txt và .htaccess trên host (Apache).
  • Import and Export: Xuất và nhập các thiết lập trong SEO by Yoast của bạn.

SEARCH CONSOLE

Phần này sẽ hỗ trợ bạn kết nối website với tài khoản Google Webmaster Tools (Search Console) để theo dõi các liên kết truy cập vào website bị lỗi. Xem chi tiết với video bên dưới:

https://www.youtube.com/watch?v=UbrhOn8KXuE

CÁCH DÙNG SEO BY YOAST

Tối ưu SEO cho Post/Page

Khi bạn vào sửa hoặc thêm mới một Post hoặc Page thì bạn sẽ thấy phần meta box cho phép nhập các thông tin liên quan đến tối ưu SEO bao gồm title, description, thông tin hiển thị ở mạng xã hội hoặc tối ưu nâng cao.

yoast-seo-02

Để thiết lập tiêu đề và mô tả, bạn nhấp vào Edit snippet và điền mô tả, tiêu đề phù hợp với trang hiện tại mà tối ưu tốt hơn.

Nếu bạn muốn plugin tự phân tích khả năng SEO cho từ khóa trong bài, hãy nhập từ khóa cần phân tích vào phần Focus keyword để nó tiến hành phân tích.

Tối ưu SEO cho taxonomy (tag, category,…)

Giống như các trang Post và Page, khi tiến hành sửa một Category hoặc Tag bạn sẽ thấy phần nhập thông tin tối ưu SEO để bạn tối ưu lại tiêu đề, mô tả hoặc tùy chỉnh các thẻ meta data.

KẾT LUẬN

Bạn vừa xem xong bài viết hướng dẫn cài đặt và cấu hình plugin WordPress SEO by Yoast hoàn chỉnh nhất, có cả video và hình ảnh cho bạn tham khảo. Nhưng có một điều quan trọng ở đây là cho dù plugin có tốt tới đâu, nếu như bạn là người quản lý và viết nội dung mà bạn không có chút kiến thức nào về SEO thì coi như mọi cố gắng cũng trở nên vô ích.

Có những chỗ bạn không nhất thiết là phải cài đặt theo Sáu hướng dẫn, nhưng đây là những bước cài đặt hoàn thiện nhất và được nhiều người cấu hình giống vậy, họ đã làm và thành công, còn bạn thì sao bạn có nên cấu hình theo như thế này hay không? Hãy cùng gửi bình luận bên dưới để thảo luận cùng mọi người bạn nhé.

Hướng dẫn chèn Fanpage Facebook vào Website Blog cá nhân của bạn

Giả sử bạn đang có một trang fanpage và 1 website hoặc blog cá nhân,bạn muốn bổ sung vào sidebar 1 vùng hiển thị trang fanpage lên đó cho người truy cập khi họ ghé thăm website/blog của bạn có thể nhấn nút like fanpage của bạn hoặc ghé thăm fanpage đó nếu họ muốn,hãy thực hiện theo các bước sau để chèn thêm 1 vùng hiển thị trang fanpage vào sidebar của website hoặc blog của bạn nhé.

Giả sử trang fanpage của bạn có địa chỉ là :https://www.facebook.com/kcncnnews



Bước 1: Truy cập và đăng nhập tài khoản Facebook vào trang sau: https://developers.facebook.com/docs/plugins/like-box-for-pages

Thiết lập đúng URL địa chỉ trang fanpage của bạn để hiện được hình ảnh fapage như trong hình preview của plugin này của facebook


 Bước 2:  Kéo màn hình xuống dưới,click vào nút lệnh “Lấy mã”(hoặc”get code” nếu là tiếng anh)

Bước 3-Trang code plugin xã hội trang fanpage mở ra chuyển sang tab Iframe copy toàn bộ mã code bên trong Iframe này .

Bước 4-Nhúng vào website Blogspot

4.1 Nếu website của bạn là 1 blog viết bằng Blogspot trên blogger.com thì hãy đăng nhập vào blog của bạn tìm đến Design-Layout-Add a widget-HTML/Javascript

Dán đoạn mã của Iframe mà bạn đã copy vào bên trong khung HTML/Javascrip rồi lưu lại,cuối cùng lưu toàn bộ layout của blog của bạn lại .

Khi đó trang fanpage của bạn sẽ hiện ra ở sidebar trong blog của bạn như thế này

4.2 Nhúng vào website WordPress

Nếu website của bạn sử dụng hệ quản trị nội dung là WordPress thì hãy đăng nhập vào trang quản trị website của bạn tìm đến Dashboard-Appearance-Widget-thêm vào 1 widget Text

Dán đoạn mã của Iframe mà bạn đã copy vào vào bên trong widget Text đó rồi lưu lại:

Khi đó trang fanpage sẽ xuất hiện trên website của bạn kiểu như thế này

Ngoài ra trong worpress các theme cho website thường hỗ trợ bạn hiển thị trang fanpage bằng các widget thiết kế sẵn bạn chỉ cần chọn widget Find us on facebook,nhập đúng URL trang fanpage của bạn rồi lưu lại thì fanpage cũng sẽ hiển thị trên website của bạn đó các bạn nhé.

Kết quả trang fanpage Find us on facebook sẽ hiện ra trên website wordpress của bạn như thế này các bạn nhé.

Bằng cách như vậy ta đã thêm thành công trang fanpage vào blog/website của mình rồi đấy.

Các bạn thử thực hiện xem sao.Chúc các bạn thành công!

Hướng dẫn cách thêm nút đăng ký kênh youtube vào sidebar cho website hay Blog của bạn

Giả sử bạn đang có một kênh youtube và 1 website hoặc blog cá nhân,bạn muốn bổ sung vào sidebar 1 nút đăng ký kênh youtube cho người truy cập khi họ ghé thăm website/blog của bạn ,hãy thực hiện theo các bước sau để chèn thêm nút đăng ký kênh youtube vào sidebar của website hoặc blog của bạn nhé.

Giả sử kênh youtube của bạn có địa chỉ là :https://www.youtube.com/channel/UCb-8VKmK1Vr5GIkrFhcoi1Q

Bước 1 :Copy ID kênh

Phần chữ tô đậm trong đường link trên chính là ID kênh youtube của bạn hãy copy phần ID đó (ID= UCb-8VKmK1Vr5GIkrFhcoi1Q )để tẹo nữa ta sẽ dùng trong các bước tiếp theo sau.


 Bước 2:  Bạn truy cập vào địa chỉ
https://developers.google.com/youtube/youtube_subscribe_button
   để chuẩn bị tạo mã nhúng cho nút đăng ký kênh youtube trên website.blog của bạn

Bước 3:Dán phần ID của kênh mà bạn đã copy ở bước 1 vào ô “chanel name or ID” (vùng khoanh màu đỏ số 1)để làm xuất hiện ra mã code cho nút đăng ký kênh youtube của bạn(vùng khoanh đỏ số 2)

Bước 4:copy đoạn mã code của nút đăng ký kênh youtube của bạn vừa được tạo ra trong vùng khoanh đỏ ở bước số 3 ,rồi mở website,blog của bạn lên.

4.1-Nhúng vào website Blogspot

Nếu website của bạn là 1 blog viết bằng Blogspot trên blogger.com thì hãy đăng nhập vào blog của bạn tìm đến Design-Layout-Add a widget-HTML/Javascript

Dán đoạn mã của nút đăng ký kênh mà bạn đã copy vào bên trong khung HTML/Javascrip rồi lưu lại,cuối cùng lưu toàn bộ layout của blog của bạn lại .

Khi đó nút đăng ký kênh youtube của bạn sẽ hiện ra ở sidebar trong blog của bạn như thế này

4.2 Nhúng vào website WordPress

Nếu website của bạn sử dụng hệ quản trị nội dung là WordPress thì hãy đăng nhập vào trang quản trị website của bạn tìm đến Dashboard-Appearance-Widget-thêm vào 1 widget Text

Dán đoạn mã đó vào bên trong widget Text đó rồi lưu lại:

Khi đó nút đăng ký kênh youtube sẽ xuất hiện trên website của bạn

Bằng cách như vậy ta đã thêm thành công nút đăng ký kênh youtube vào blog/website của mình rồi đấy.

Các bạn thử thực hiện xem sao.Chúc các bạn thành công!

Hướng dẫn cách tạo bài viết có mục lục trong website WordPress

Nhiều khi bạn lang thang trên internet tìm kiếm thông tin gì đó và bạn vô tình truy cập vào một số website mà các bài viết được trình bày theo kiểu trong bài viết xuất hiện mục lục các phần khác nhau để người đọc dễ truy xuất đến từng phần riêng rẽ ấy dễ dàng hơn bằng cách click vào từng đề mục riêng.Khi click vào đề mục riêng nào thì con trỏ chuột sẽ tự động được dịch chuyển đến phần nội dung tương ứng với đề mục nhỏ ấy trong toàn bộ bài viết kiểu như hình bên dưới đây:

Bạn tự hỏi họ đã làm bằng cách nào mà có thể trình bày bài viết trên website của họ được thành ra bố cục như vậy chứ?

Câu trả lời là họ đã sử dụng plugin cho website WordPress của họ đấy các bạn nhé.Vậy họ đã sử dụng plugin gì ?

Câu trả lời là họ đã cài đặt và sử dụng plugin Table of Content Plus( TOC+ ).

Cài đặt và sử dụng plugin
Table of Contents Plus (TOC+)

Cài đặt và kích hoạt plugin Table of Content Plus( TOC+ )

Trước tiên truy cập vào DASHBOARD quản trị website bằng tài khoản admin của bạn.Tìm đến dòng Plugin -Add new

Trong ô tìm kiếm plugin ,nhập vào tên plugin cần tìm kiếm là TOC+ và nhấn Enter.

Kết quả tìm kiếm hiện ra chọn plugin tên là “Table of Contents Plus ” rồi click vào nút lệnh “Install Now” để cài đặt plugin này vào website WordPress của bạn.

Sau khi plugin này đã được cài đặt lên website wordpress của bạn rồi thì việc tiếp theo mà bạn cần làm là kích hoạt plugin này lên để nó hoạt động và tác động vào cách trình bày nội dung bài viết trên website wordpress của bạn.Click vào nút lệnh “Active” trong ô quản lý của plugin để kích hoạt nó.

Sau khi bạn nhấn vào nút lệnh “Active” trong plugin đó thì coi như nó đã hoạt động và có khả năng tác động lên cách trình bày nội dung bài viết trên website wordpress của bạn rồi đấy các bạn nhé.

Việc cần làm tiếp theo là tiến hành cài đặt các thông số tùy chọn các chức năng mà plugin này có thể đảm nhiệm được bằng cách truy cập vào mục setting để bắt đầu tiến hành cài đặt các thông số liên quan cho pluging này.

Cài đặt các thông số tính năng,chức năng cho plugin Table of Content Plus( TOC+ ) này.

Trên Dash board tìm đến mục plugin -Installed plugin-tìm đến vi trí plugin Table of Content Plus( TOC+ ) rồi click vào nút lệnh setting.

Trang cài đặt bên trong plugin hiện ra ,tiến hành click chọn các lựa chọn mà plugin đã liệt kê ra .Mỗi lựa chọn khác nhau sẽ tác động lên cách trình bày mục lục trong bài viết trên website của bạn sẽ khác nhau.

Về mặt vị trí nơi mục lục sẽ được xuất hiện phụ thuộc vào lựa chọn vị trí của mục lục hoặc nơi mà plugin sẽ tác động đến là trong bài viết hay trên một trang cụ thể nào đó hoặc các vị trí nào đó mà plugin đã liệt kê như trong hình này:

Cuối cùng sau khi đã đưa ra các lựa chọn bên trong plugin đó xong,bạn chỉ cần click vào nút “update options” để plugin cập nhật những lựa chọn đó của bạn.

Lời kết

Để sử dụng thành thạo plugin này đòi hỏi bạn cần phải cài đặt,sử dụng và đánh giá sự tác động của nó lên cách trình bày bài viết của bạn như thế nào một cách thực tế thì mới làm chủ được plugin này.Ở đây tôi chỉ dừng lại chia sẻ các thông tin sơ bộ về plugin gồm tên và nhiệm vụ của nó mà thôi.Các bạn phải tự mình tìm hiểu thêm để sử dụng nó đúng với mong muốn của mình.

Chúc các bạn chèn được mục lục vào bài viết trên website wordpress của bạn thành công!

Hướng dẫn thêm user mới cho phép họ có thể đăng bài lên website wordpress của bạn

Thêm người dùng mới vào website wordpress để làm gì?

Khi bạn phát triển một website wordpress thì khi cài đặt website wordpress của bạn,bạn sẽ phải trải qua một bước là chọn một cái tên đăng nhập và mật khẩu đăng nhập vào website wordpress của bạn.Tài khoản đó chính là tài khoản người quản trị trang web của bạn(tài khoản admin).

Với tài khoản người quản trị thì bạn có toàn quyền(full quyền ) tác động lên tất cả các ngóc ngách trên trang web của bạn từ đăng bài,đến thay đổi giao diện trang web,cài đặt plugin,tạo và xét duyệt,cho phép người khác đăng bài lên trang web của bạn….nói chung là làm được tất cả các công việc của một người quản trị trang web wordpress.Đó là một tài khoản full quyền và có tất cả sức mạnh để điều hành trang web của bạn.

Để phát triển nội dung website của bạn được phong phú đa dạng nhiều nội dung ở nhiều lĩnh vực khác nhau thì chỉ một mình người quản trị website làm thì cần rất nhiều thời gian công sức mới xây được nội dung với số lượng lớn bài viết được.Đó chính là lý do mà hệ quản trị nội dung website WordPress cho ra đời tính năng thêm người sử dụng mới để khi người sử dụng mới đó được thêm làm thành viên mới tham gia công việc xây dựng nội dung cùng làm việc với người quản trị website có thể đăng bài lên website một cách độc lập và song song cùng với người quản trị website wordpress giúp tăng tốc và rút ngắn được thời gian xây dựng nội dung website .Càng nhiều người sử dụng tham gia xây dựng nội dung trên website đó thì nội dung website càng phong phú và nhiều nội dung hơn.Từ đó làm tăng doanh thu cho website của người quản trị nội dung website đó nếu mục đích xây dựng website để kiếm tiền từ lưu lượng truy cập và sự đặc sắc trong nội dung của site.

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để thêm thành viên mới-người dùng mới tham gia vào website của bạn(người có quyền quản trị website wordpress của bạn?Dưới đây tôi sẽ chỉ ra cho bạn cách thêm người dùng mới(thành viên mới) cho phép họ tham gia làm thành viên trên website của bạn với một số quyền hạn nhất định.

Cách thêm người dùng-user mới vào website wordpress của bạn

Trước tiên bạn đăng nhập vào Dash Board bên trong website wordpress bằng tài khoản admin(người quản trị-full quyền) của bạn để mở Dashboard lên.

Trên menu Dash Board tìm đến dòng menu “Users” và click chuột vào đó.Menu con hiện ra hãy chọn “Add New”.

Form điền các thông tin liên quan dành cho người dùng mới hiện ra,hãy đặt tên cho người dùng mới,nhập mật khẩu theo ý muốn và tìm đến dòng Role để chuẩn bị thiết lập vai trò cho người sử dụng mới này trên website của bạn

Click vào nút đổ xuống ở dòng Role(vai trò) để mở menu các lựa chọn vai trò người dùng mới ra

Có nhiều vai trò người dùng mới có thể được gán cho như là hình dưới đây:

Trong đó nếu bạn muốn người dùng mới cũng là quản trị viên trang web thì bạn chọn là “Administrator”,còn nếu bạn muốn thành viên mới chỉ là người được phép đăng các bài viết lên trên website của bạn thì hãy chọn là Editor.

Ở đây tôi chỉ đề cập đến là làm sao có thể tạo thêm một người sử dụng mới mà họ chỉ có thể đăng bài viết lên website của tôi lên tôi sẽ chọn là “Editor”.

Lưu ý:Các bạn có thể gán cho người dùng mới các vai trò khác như trong danh sách trên nếu muốn.

Cuối cùng nhấn vào nút “Add New User”.Khi đó một người sử dụng mới sẽ được tạo ra một cách tự động và trở thành thành viên mới trong website worpress của bạn.Các thông tin của người dùng đó bao gồm tên đăn g nhập và mật khẩu đăng nhập vào tài khoản của họ trên website của bạn sẽ được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu trong website của bạn.

Khi người sử dụng mới đó đăng nhập vào tài khoản của họ trên website của bạn thì họ phải sử dụng đúng tên và mật khẩu đăng nhập mà bạn đã tạo ra cho họ thì họ mới đăng nhập thành công vào website để đăng bài viết hay làm gì đó phù hợp với quyền hạn trong tài khoản cá nhân của họ mà bạn đã gán cho họ trong lúc tạo tài khoản người dùng mới các bạn nhé.

Lời kết

Bằng cách như vậy ta có thể tạo ra rất nhiều người sử dụng mới và phân quyền cho họ để họ có thể đăng nhập vào tài khoản người dùng của mình và đăng bài hay làm các công việc gì đó trong phạm vi quyền được phân chia trên website của bạn rồi đó các bạn nhé.

Các bạn hãy thử nghiệm xem sao.Chúc các bạn thành công!

Plugin chống spam Google Captcha (reCAPTCHA) by BestWebSoft giúp bổ sung ô kiểm tra reCatpcha “Tôi không phải người máy” vào form coment và các form khác cho website WordPress

Khi bạn quản trị một website WordPress bạn sẽ dần dần nhận thấy một số vấn đề phát sinh liên quan đến các comment hay action kiểu spam(rác) từ các nguồn không rõ ràng kiểu như spam tự động ,comement tự động,download tự động,đăng nhập tự động….khiến cho bạn cảm thấy có vấn đề khả nghi như kiểu có ai đó,một nguồn nào đó tác động một cách gây phiền nhiễu lên website,bài viết của bạn và được thực hiện bằng máy móc chứ không phải do một thực thể đọc giả là con người thực đưa ra hành động,bình luận(comment)…và nó khiến bạn lầm tưởng là trang web,bài viết trên website của bạn được thực hiện bởi người thực vậy.

Vậy có cách nào để bảo vệ website của bạn chống lại các tác động spam tự động mà không phải do con người(người sử dụng thật sự) tạo ra hay không?

Câu trả lời là :”Có-sử dụng plugin cho website WordPress” để chống lại spam tự động kiểu tự động comment hay tự động thực hiện download,tải trang gây phiền nhiễu đến website của bạn.

Dưới đây tôi sẽ chỉ ra cho bạn cách dùng plugin reCATPCHA của Google để bảo vệ website wordpress khỏi nạn spam comment nhé.


 Google Captcha (reCAPTCHA) by BestWebSoft plugin

Vấn đề gì với website của tôi trước khi cài đặt Google Captcha (reCAPTCHA) by BestWebSoft plugin vậy?Tại sao tôi cần đến plugin này chứ?

Khi tôi vận hành website của tối có địa chỉ truy cập tại đây: http://kenhcapnhatcongnghe.com ,

tôi đã gặp phải một vấn đề là không hiểu là nội dung các bài viết trong website của tôi có thực sự hấp dẫn hay không mà tôi thường xuyên nhận được rất nhiều bình luận,comments từ rất nhiều người sử dụng từ nhiều website khác trên internet như “micraft download” hay “tinyurl.com” hay gì gì đó với số lượng comment rất lớn như hình bên dưới đây.

Tôi đã rất vui mừng vì nghĩ rằng “owh tuyệt quá sao có nhiều người quan tâm đến bài viết trên website của mình đến vậy chứ,phải chăng các bài viết đó thực sự hay?”nhưng khi để ý kỹ hơn ,tôi nhận thấy nó đến từ một số nguồn lặp đi lặp lại và tôi đã nghĩ rằng có thể đó là những comment ảo,những comment spam gây phiền nhiễu đến người quản trị trang web.

và tôi đã tìm trên internet các gợi ý về cách chống spam comment cho website wordpress và tôi đã tìm được plugin Google Captcha (reCAPTCHA) by BestWebSoft

Bạn có thể vào cửa hàng plugin trong trang quản trị website wordpress của bạn và tìm kiếm plugin(
Google Captcha (reCAPTCHA) ) này theo mô tả trong hình dưới đây:

Hãy cài đặt và active nó lên website của bạn khi đó plugin này sẽ giúp bạn đảm nhận một số nhiệm vụ mà bạn có thể cài đặt trong phần setting của nó.

Trong mục setting của plugin này bạn cần phải click vào mục ”  Get the API Keys trước để lấy hai mã quan trọng từ tài khoản Google của bạn rồi điền chúng vào form của plugin này gồm:”Site key” và “Secrete Key”

Lưu ý:Để lấy được hai mã này bạn cần có tài khoản gmail mà bạn dùng để truy cập vào Google search console nơi mà bạn dùng để upload sitemap của website của bạn lên đó và thông báo cho Google để nó lập chỉ mục các bài viết trên website của bạn trước đây rồi các bạn nhé.

Sau khi đã có được hai mã “site key” và “secrete key” rồi bạn điền chúng vào các vị trí 2 và 3 trong setting của plugin này,đồng thời chọn các form trong website của bạn mà bạn muốn plugin này sẽ tác động lên như là form đăng ký,form đăng nhập,form comment hay trên các trang riêng rẽ… rồi cuối cùng lưu lại là plugin này sẽ hoạt động và tác động lên form đó và nó sẽ làm tròn nhiệm vụ bảo vệ website của bạn khỏi nạn spam tự động các bạn nhé.

Ở đây tôi chỉ chọn là plugin sẽ tác động lên form comment(bình luận) để chặn spam bình luận tự động lên sau khi lưu lựa chọn trong setting của plug đó lại thì nó đã hoạt động.

Một nút check box reCATPCHA đã được bổ sung vào form comment như hình dưới đây:

Bằng cách bổ sung check box reCATPCHA này vào form comment trên trang web của tôi,khi người truy cập vào bài viết và muốn gửi bình luận thì phải vượt qua được bước tick thủ công vào ô check box “tôi không phải là người máy” thành công rồi thì mới có thể gửi phản hồi(bình luận-comment) đến người quản trị website (chính là gửi cho tôi) xét duyệt được.

Kể từ đó số lượng comment mà tôi nhận được bắt đầu dừng tăng đột ngột,có vẻ như là plugin này đã hoạt động hiệu quả đúng với nhiệm vụ chặn spam của nó.

Tôi đã thực sự hài lòng vì đã tìm được đúng plugin chặn spam tự động cho website mà mình cần.

Nếu website wordpress của bạn cũng bị spam comment như tôi ,hãy sử dụng plugin chống spam
Google Captcha (reCAPTCHA) by BestWebSoft như cách tôi đã làm ở trên xem sao nhé.

Chúc các bạn thành công!

Copyright Proof-Plugin giúp bạn chống sao chép nội dung website WordPress của bạn

Tại sao nên bảo vệ bản quyền nội dung website của bạn

Nội dung trên website của bạn là do chính bạn tạo gia và nó có giá trị về mặt thông tin nên nghĩ cách bảo vệ nội dung đó không cho phép những người khác sao chép nội dung đó là một việc nên làm trong thời đại mà giá trị nội dung ngày càng được trú trọng như hiện nay.

Sở dĩ như vậy là bởi vì trang web của bạn nếu có giá trị về mặt nội dung tốt cũng giống như một sản phẩm có giá trị mà bạn cần gìn giữ chống bị mất cắp vậy, vì bất kỳ thứ gì có giá trị thì nó đều có ý nghĩa về mặt kinh tế và tiền tệ kể cả những thứ rất ảo như là thông tin trên trang web của các bạn vậy.

Cách bảo vệ bản quyền nội dung website WordPress bằng plugin

Nếu bạn đang sở hữu một website viết bằng WordPress thì việc bảo vệ nội dung dữ liệu trang web của bạn chống sao chép sẽ trở lên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Bạn có thể bảo vệ website wordpress của mình bằng cách cài đặt thêm các plugin chống sao chép rồi thiết lập cho plugin đó các chế độ hoạt động theo ý bạn như chống người dùng click chuột phải,xuất hiện thông báo chống sao chép… rồi lưu cài đặt đó lại thì nội dung trên trang web của bạn sẽ hoàn toàn được bảo vệ an toàn trước tất cả các hành vi sao chép không được phép.

Ở đây tôi chỉ nói cho bạn một plugin chống sao chép mà chính tôi đang sử dụng trên trang web này đó chính là Plugin Copyright Proof.

Các bước cài đặt plugin Copyright Proof

1.Để cài đặt Plugin này ,đầu tiên trên Dashboard WordPress của website của bạn ,click vào Tab Plugins-click vào Add New để thêm một plugin mới.

2.Nhập vào ô tìm kiếm tên plugin là “Proof Right” và nhấn Enter để tìm kiếm Plugin đó.

3.Click vào nút Install để cài đặt plugin đó ,sau khi cài đặt thành công và bạn active(kích hoạt) nó lên,thì tên Plugin đó sẽ hiện ra trong danh sách các Plugin đã cài đặt trên trang web của bạn như hình.

4.Để thiết lập các thông tin và làm cho nó hoạt động thực sự bạn click vào setting để mở các tab điều khiển cài đặt bên trong plugin đó lên.

5.Sau đó bạn nhập các thông tin và chỉ dẫn mà plugin yêu cầu rồi tìm đến mục copy right và click chọn chống tác dụng “click chuột phải và các phím tắt” để bảo vệ nội dung của bạn và lưu lựa chọn đó lại.

Khi đó plugin sẽ có tác động lên toàn bộ trang web của bạn và giúp bạn chống copy nội dung bài viết hình ảnh …cho bạn khỏi các đối tượng không mong muốn muốn sao chép bài viết của bạn bỏ lên trang web của họ.

Lời kết

Trên đây tôi đã gợi ý cho bạn một cách bảo vệ bản quyền nội dung trang web tạo bằng WordPress của bạn rồi nhé.Trên thực tế có rất nhiều giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung khác mà tôi không đề cập ra ở trong bài viết này,các bạn có thể tự mình tìm hiểu thêm trên internet và học thêm các giải pháp khác nếu muốn các bạn nhé.

Chúc các bạn thử nghiệm thành công website của mình với plugin này !